“Những người đàn ông ở đây thường chào đời với các khoản nợ”, Ansel Mus Rangga, một người dân trên đảo Sumba cho biết. “Nếu bố hay ông của họ không đủ kinh phí xây dựng mộ cho thân nhân qua đời, thì khoản nợ được chuyển cho thế hệ tiếp theo”. Hòn đảo Sumba, ở miền đông Indonesia, là nơi sinh sống của những người theo đạo Marapu. Nghịch lý ở đây là việc xây dựng một ngôi nhà từ những vẫn liệu sẵn có lại đắt hơn ngôi nhà hiện đại bằng xi măng. Bởi vì những người muốn xây dựng nhà truyền thống (có tên rumah adat), họ phải hiến tế rất nhiều vật nuôi.Tại những ngôi làng trên đảo Sumba như Prai Ijing, trung tâm của cộng đồng là nghĩa địa chôn người chết. Và những ngôi mộ ở đây thậm chí còn được xây dựng với chi phí tốn kém hơn nhiều.Lễ tang dành cho người chết trên đảo Sumba vô cùng tốn kém. Các ngôi mộ bằng đá nặng tới 70 tấn và cần tới hàng trăm đàn ông khỏe mạnh để kéo chúng bằng tay về làng từ mỏ đá. Vận chuyển bằng máy móc đã được sử dụng ngày nay, nhưng phần lớn người dân vẫn lựa chọn cách thủ công.Sau khi xây dựng xong, các ngôi mộ được sử dụng làm bàn phơi quần áo, thóc, sân chơi cho trẻ em hay nơi đặt thiết bị thu sóng vệ tinh.Tại hòn đảo Sumba, người chết vẫn được coi là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, các ngôi mộ luôn được quan tâm bảo vệ. “Chúng tôi chôn người chết với những tàu sản giá trị”, hướng dẫn viên tên Tiger của khu nghỉ dưỡng Nihi Sumba trên đảo cho biết. “Nếu các ngôi mộ được xây dựng ở ngoài làng, chúng có thể bị kẻ trộm phá hoại”.Mộ của các gia đình hoàng gia thường có người bảo vệ. “Trong thời kỳ phong kiến, nhà vua băng hà thường được chôn kèm người hầu sống trong mộ để phục vụ ngài”, hướng dẫn viên Tiger nói. Trước đây, các gia đình giàu có thường giết 350 con trâu để phục vụ hàng nghìn đàn ông để kéo mộ đá suốt 1 năm từ mỏ đá về làng. Ngày nay, trâu vẫn là biểu tượng chính đối với những người theo đạo Marapu trên đảo Sumba.“Một quy định mới được ban hành cấm người dân trên đảo giết quá 5 con gia súc cho một lễ tang”, Dato Daku, giám đốc quỹ từ thiện Sumba Foundation, cho biết. “Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho các gia đình”. Nhưng không phải tất cả người dân trên đảo Sumba chấp hành quy định này. “Mọi người luôn muốn giết nhiều gia súc hơn”, ông Daku nói. “Những ngôi mộ lớn cần tới 100 đàn ông di chuyển và trừ phi gia đình chủ cho các công nhân này ăn tử tế, các ngôi mộ sẽ không được chuyển tới đích”.
“Những người đàn ông ở đây thường chào đời với các khoản nợ”, Ansel Mus Rangga, một người dân trên đảo Sumba cho biết. “Nếu bố hay ông của họ không đủ kinh phí xây dựng mộ cho thân nhân qua đời, thì khoản nợ được chuyển cho thế hệ tiếp theo”.
Hòn đảo Sumba, ở miền đông Indonesia, là nơi sinh sống của những người theo đạo Marapu. Nghịch lý ở đây là việc xây dựng một ngôi nhà từ những vẫn liệu sẵn có lại đắt hơn ngôi nhà hiện đại bằng xi măng. Bởi vì những người muốn xây dựng nhà truyền thống (có tên rumah adat), họ phải hiến tế rất nhiều vật nuôi.
Tại những ngôi làng trên đảo Sumba như Prai Ijing, trung tâm của cộng đồng là nghĩa địa chôn người chết. Và những ngôi mộ ở đây thậm chí còn được xây dựng với chi phí tốn kém hơn nhiều.
Lễ tang dành cho người chết trên đảo Sumba vô cùng tốn kém. Các ngôi mộ bằng đá nặng tới 70 tấn và cần tới hàng trăm đàn ông khỏe mạnh để kéo chúng bằng tay về làng từ mỏ đá. Vận chuyển bằng máy móc đã được sử dụng ngày nay, nhưng phần lớn người dân vẫn lựa chọn cách thủ công.
Sau khi xây dựng xong, các ngôi mộ được sử dụng làm bàn phơi quần áo, thóc, sân chơi cho trẻ em hay nơi đặt thiết bị thu sóng vệ tinh.
Tại hòn đảo Sumba, người chết vẫn được coi là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, các ngôi mộ luôn được quan tâm bảo vệ. “Chúng tôi chôn người chết với những tàu sản giá trị”, hướng dẫn viên tên Tiger của khu nghỉ dưỡng Nihi Sumba trên đảo cho biết. “Nếu các ngôi mộ được xây dựng ở ngoài làng, chúng có thể bị kẻ trộm phá hoại”.
Mộ của các gia đình hoàng gia thường có người bảo vệ. “Trong thời kỳ phong kiến, nhà vua băng hà thường được chôn kèm người hầu sống trong mộ để phục vụ ngài”, hướng dẫn viên Tiger nói. Trước đây, các gia đình giàu có thường giết 350 con trâu để phục vụ hàng nghìn đàn ông để kéo mộ đá suốt 1 năm từ mỏ đá về làng. Ngày nay, trâu vẫn là biểu tượng chính đối với những người theo đạo Marapu trên đảo Sumba.
“Một quy định mới được ban hành cấm người dân trên đảo giết quá 5 con gia súc cho một lễ tang”, Dato Daku, giám đốc quỹ từ thiện Sumba Foundation, cho biết. “Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho các gia đình”. Nhưng không phải tất cả người dân trên đảo Sumba chấp hành quy định này. “Mọi người luôn muốn giết nhiều gia súc hơn”, ông Daku nói. “Những ngôi mộ lớn cần tới 100 đàn ông di chuyển và trừ phi gia đình chủ cho các công nhân này ăn tử tế, các ngôi mộ sẽ không được chuyển tới đích”.