Nằm ở Giza, tượng Nhân sư là một trong những công trình nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại tồn tại tới ngày nay. Đây là bức tượng đầu người mình sư tử và được chạm khắc từ một gò đá tự nhiên.Với chiều dài 73m, cao 20m, tượng Nhân sư là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, bức tượng Nhân sư ở Giza được xây dựng dưới thời pharaoh Khafre, tức là vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên.Khi chiêm ngưỡng tượng Nhân sư nằm ở mặt trước của kim tự tháp Khafre, nhiều người bất ngờ, tò mò về việc bức tượng này bị mất mũi.Liên quan đến sự việc này, một số giả thuyết được giới chuyên gia đưa ra. Trong số này, một quan điểm cho rằng, bức tượng bị mất đi phần mũi là do chiến dịch quân sự của hoàng đế Pháp Napoleon. Đội quân của ông hoàng này đã phá hủy chiếc mũi của tượng Nhân Sư bằng đại bác khi đội quân của ông tới Cairo, Ai Cập năm 1798.Tuy nhiên, nhiều tài liệu và các nghiên cứu của các chuyên gia gần đây chỉ ra chiếc mũi của tượng Nhân sư đã bị mất từ rất lâu trước khi hoàng đế Napoleon chào đời.Trong số này, một ghi chép viết rằng, vào năm 1378, Muhammad Sa'im al-Dahr - tín đồ hồi giáo đã phá hủy chiếc mũi của Nhân Sư sau khi trông thấy người dân quá sùng bái bức tượng này.Một bằng chứng khác là vào năm 1737, nhà thám hiểm người Đan Mạch Frederic Louis Norden đã phác họa một bản vẽ về tượng Nhân sư và cho xuất bản vào năm 1755. Trong bản vẽ này, bức tượng không có mũi.Một nguyên nhân khác khiến tượng Nhân sư bị mất mũi là do hiện tượng xói mòn. Những chuyên gia ủng hộ giả thuyết này cho rằng, các yêu tố tự nhiên như mưa, gió, bão... trong nhiều thế kỷ đã ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn của bức tượng. Theo đó, bức tượng bị mất phần mũi.Dù vậy, một vài ý kiến suy đoán phần mũi bị mất của tượng Nhân sư có thể là do con người. Theo giả thuyết này, một người nào đó đã vô tình hoặc cố ý khiến bức tượng bị mất mũi.Ngày nay, giới chuyên gia vẫn nỗ lực tìm ra lời giải chính xác về sự biến mất phần mũi của tượng Nhân sư.Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho báu “vượt thời gian” 3.300 năm ở Ai Cập.
Nằm ở Giza, tượng Nhân sư là một trong những công trình nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại tồn tại tới ngày nay. Đây là bức tượng đầu người mình sư tử và được chạm khắc từ một gò đá tự nhiên.
Với chiều dài 73m, cao 20m, tượng Nhân sư là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, bức tượng Nhân sư ở Giza được xây dựng dưới thời pharaoh Khafre, tức là vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên.
Khi chiêm ngưỡng tượng Nhân sư nằm ở mặt trước của kim tự tháp Khafre, nhiều người bất ngờ, tò mò về việc bức tượng này bị mất mũi.
Liên quan đến sự việc này, một số giả thuyết được giới chuyên gia đưa ra. Trong số này, một quan điểm cho rằng, bức tượng bị mất đi phần mũi là do chiến dịch quân sự của hoàng đế Pháp Napoleon. Đội quân của ông hoàng này đã phá hủy chiếc mũi của tượng Nhân Sư bằng đại bác khi đội quân của ông tới Cairo, Ai Cập năm 1798.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu và các nghiên cứu của các chuyên gia gần đây chỉ ra chiếc mũi của tượng Nhân sư đã bị mất từ rất lâu trước khi hoàng đế Napoleon chào đời.
Trong số này, một ghi chép viết rằng, vào năm 1378, Muhammad Sa'im al-Dahr - tín đồ hồi giáo đã phá hủy chiếc mũi của Nhân Sư sau khi trông thấy người dân quá sùng bái bức tượng này.
Một bằng chứng khác là vào năm 1737, nhà thám hiểm người Đan Mạch Frederic Louis Norden đã phác họa một bản vẽ về tượng Nhân sư và cho xuất bản vào năm 1755. Trong bản vẽ này, bức tượng không có mũi.
Một nguyên nhân khác khiến tượng Nhân sư bị mất mũi là do hiện tượng xói mòn. Những chuyên gia ủng hộ giả thuyết này cho rằng, các yêu tố tự nhiên như mưa, gió, bão... trong nhiều thế kỷ đã ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn của bức tượng. Theo đó, bức tượng bị mất phần mũi.
Dù vậy, một vài ý kiến suy đoán phần mũi bị mất của tượng Nhân sư có thể là do con người. Theo giả thuyết này, một người nào đó đã vô tình hoặc cố ý khiến bức tượng bị mất mũi.
Ngày nay, giới chuyên gia vẫn nỗ lực tìm ra lời giải chính xác về sự biến mất phần mũi của tượng Nhân sư.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho báu “vượt thời gian” 3.300 năm ở Ai Cập.