Bao Công (999 - 1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông còn được biết đến với những tên gọi: Bao Thanh Thiên, Bao Đãi chế, Bao Hắc tử, Bao Học sĩ, Bao Long Đồ.Theo sách Tống Sử, Bao Thanh Thiên là người thông minh, chính trực. Ông đỗ tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ năm (1027) đời Tống Nhân Tông. Trong suốt thời gian làm quan, ông nổi tiếng là người cương trực, không sợ quyền thế, thẳng thắn can gián hoàng đế Tống Nhân Tông và góp phần "loại bỏ" những quan viên hủ bại trong triều.Khi đang giữ chức Khu mật phó sứ, Bao Công đột ngột qua đời năm 1062, hưởng thọ 63 tuổi. Cái chết của vị quan này khiến Tống Nhân Tông thương tiếc vì mất đi một nhân tài xuất chúng. Để tỏ lòng thương tiếc, Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”. Sau đó, Bao Chửng được đưa về quê cũ Lư Châu an táng.Khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Trên mộ chí có dòng chữ: “Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.Qua đó, công chúng biết được Bao Công từ lúc phát bệnh đến khi qua đời chỉ vọn vẹn 12 ngày. Trong thời gian lâm bệnh, ông được vua ban "thuốc tốt". Những chi tiết này làm dấy lên nhiều đồn đoán về nguyên nhân tử vong của Bao Công. Trong số này, một giả thuyết cho rằng vị quan thanh liêm của nhà Tống mắc bạo bệnh nên dù được vua ban "thuốc tốt".Tuy nhiên, một giả thuyết cho rằng, khi còn sống, Bao Công đã "đắc tội" với không ít với những kẻ có chức có quyền. Theo đó, những người có tâm địa xấu xa đã lập mưu hạ độc Bao Công khiến ông mất mạng sau 12 ngày.Tuy nhiên, đó chỉ là những giả thuyết. Để tìm ra lời giải cho bí ẩn về cái chết của Bao Chửng, các nhà khoa học đã hợp tác với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy để xét nghiệm thi hài của ông bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider.Kết quả chỉ ra hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong thi hài của Bao Thanh Thiên cao hơn nhiều so với xương của con người ngày nay. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người bình thường.Do vậy, các chuyên gia loại trừ khả năng Bao Công tử vong do uống thuốc có chứa thạch tín. Về việc hàm lượng thủy ngân cao trong thi hài, các nhà khoa học suy đoán có thể người xưa đã đổ thủy ngân vào quan tài để bảo quản thi hài hoặc ông từng dùng thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ nên ngộ độc mãn tính.Các chuyên gia hy vọng những nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp sớm tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới cái chết của Bao Công. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Bao Công (999 - 1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông còn được biết đến với những tên gọi: Bao Thanh Thiên, Bao Đãi chế, Bao Hắc tử, Bao Học sĩ, Bao Long Đồ.
Theo sách Tống Sử, Bao Thanh Thiên là người thông minh, chính trực. Ông đỗ tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ năm (1027) đời Tống Nhân Tông. Trong suốt thời gian làm quan, ông nổi tiếng là người cương trực, không sợ quyền thế, thẳng thắn can gián hoàng đế Tống Nhân Tông và góp phần "loại bỏ" những quan viên hủ bại trong triều.
Khi đang giữ chức Khu mật phó sứ, Bao Công đột ngột qua đời năm 1062, hưởng thọ 63 tuổi. Cái chết của vị quan này khiến Tống Nhân Tông thương tiếc vì mất đi một nhân tài xuất chúng. Để tỏ lòng thương tiếc, Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”. Sau đó, Bao Chửng được đưa về quê cũ Lư Châu an táng.
Khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Trên mộ chí có dòng chữ: “Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.
Qua đó, công chúng biết được Bao Công từ lúc phát bệnh đến khi qua đời chỉ vọn vẹn 12 ngày. Trong thời gian lâm bệnh, ông được vua ban "thuốc tốt". Những chi tiết này làm dấy lên nhiều đồn đoán về nguyên nhân tử vong của Bao Công. Trong số này, một giả thuyết cho rằng vị quan thanh liêm của nhà Tống mắc bạo bệnh nên dù được vua ban "thuốc tốt".
Tuy nhiên, một giả thuyết cho rằng, khi còn sống, Bao Công đã "đắc tội" với không ít với những kẻ có chức có quyền. Theo đó, những người có tâm địa xấu xa đã lập mưu hạ độc Bao Công khiến ông mất mạng sau 12 ngày.
Tuy nhiên, đó chỉ là những giả thuyết. Để tìm ra lời giải cho bí ẩn về cái chết của Bao Chửng, các nhà khoa học đã hợp tác với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy để xét nghiệm thi hài của ông bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider.
Kết quả chỉ ra hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong thi hài của Bao Thanh Thiên cao hơn nhiều so với xương của con người ngày nay. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người bình thường.
Do vậy, các chuyên gia loại trừ khả năng Bao Công tử vong do uống thuốc có chứa thạch tín. Về việc hàm lượng thủy ngân cao trong thi hài, các nhà khoa học suy đoán có thể người xưa đã đổ thủy ngân vào quan tài để bảo quản thi hài hoặc ông từng dùng thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ nên ngộ độc mãn tính.
Các chuyên gia hy vọng những nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp sớm tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới cái chết của Bao Công. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.