Các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc mới phát hiện hầm mộ cổ 5.000 tuổi. Ngôi mộ cổ Trung Quốc này có những bộ hài cốt mang chiều cao bất thường so với chiều cao trung bình của con người thời điểm đó, lên tới 1,83m.Ngôi mộ cổ đặc biệt trên được khai quật ở ngôi làng Jiaojia, gần thành phố Tế Nam, thuộc miền đông Trung Quốc. Quá trình khai quật bắt đầu từ năm 2016. Kể từ năm 2016 tới nay, nhóm đã khai quật gồm 104 ngôi nhà, 205 khu mộ và 20 nơi tế thần ở ngôi làng Jiaojia.Theo giới chuyên gia, các di tích này từ nền văn minh thời kỳ đồ đá mới của sông Hoàng Hà. Ông Fang Hui, chủ nhiệm khoa văn hóa và lịch sử thuộc trường ĐH Sơn Đông (Trung Quốc), cho biết: “Người dân thời kỳ này đã biết làm nông nghiệp. Họ có nguồn thức ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng. Do vậy kích thước cơ thể cũng có sự thay đổi”.Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy bộ hài cốt của một người đàn ông có kích thước cao lớn hơn ở ngôi mộ khác. Chiều cao của con người được cho là giảm xuống để có thể sản xuất ra những loại thực phẩm tốt hơn.Người dân ở tỉnh Sơn Đông được coi là những người sở hữu chiều cao trung bình cao nhất ở Trung Quốc. Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2015, chiều cao trung bình của nam giới độ tuổi 18 ở Sơn Đông là 1,75m trong khi chiều cao trung bình của nam giới Trung Quốc là 1,72m.Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy những người sống trong làng Jiaojia trước kia có cuộc sống khá dư dả với những món đồ ngọc bích và bình gốm nhiều màu.Các chuyên gia cũng tìm thấy một số hài cốt bị thương ở đầu và xương chân, được cho là kết quả cuộc đấu tranh quyền lực giữa những người có địa vị cao trong làng.Phó văn phòng di sản văn phòng tỉnh Sơn Đông, ông Zhou Xiaobo cho hay: "Việc khai quật và nghiên cứu mộ cổ mang lại giá trị rất lớn, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn nguồn gốc văn hóa ở khu vực phía Đông Trung Quốc”.
Các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc mới phát hiện hầm mộ cổ 5.000 tuổi. Ngôi mộ cổ Trung Quốc này có những bộ hài cốt mang chiều cao bất thường so với chiều cao trung bình của con người thời điểm đó, lên tới 1,83m.
Ngôi mộ cổ đặc biệt trên được khai quật ở ngôi làng Jiaojia, gần thành phố Tế Nam, thuộc miền đông Trung Quốc. Quá trình khai quật bắt đầu từ năm 2016. Kể từ năm 2016 tới nay, nhóm đã khai quật gồm 104 ngôi nhà, 205 khu mộ và 20 nơi tế thần ở ngôi làng Jiaojia.
Theo giới chuyên gia, các di tích này từ nền văn minh thời kỳ đồ đá mới của sông Hoàng Hà. Ông Fang Hui, chủ nhiệm khoa văn hóa và lịch sử thuộc trường ĐH Sơn Đông (Trung Quốc), cho biết: “Người dân thời kỳ này đã biết làm nông nghiệp. Họ có nguồn thức ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng. Do vậy kích thước cơ thể cũng có sự thay đổi”.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy bộ hài cốt của một người đàn ông có kích thước cao lớn hơn ở ngôi mộ khác. Chiều cao của con người được cho là giảm xuống để có thể sản xuất ra những loại thực phẩm tốt hơn.
Người dân ở tỉnh Sơn Đông được coi là những người sở hữu chiều cao trung bình cao nhất ở Trung Quốc. Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2015, chiều cao trung bình của nam giới độ tuổi 18 ở Sơn Đông là 1,75m trong khi chiều cao trung bình của nam giới Trung Quốc là 1,72m.
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy những người sống trong làng Jiaojia trước kia có cuộc sống khá dư dả với những món đồ ngọc bích và bình gốm nhiều màu.
Các chuyên gia cũng tìm thấy một số hài cốt bị thương ở đầu và xương chân, được cho là kết quả cuộc đấu tranh quyền lực giữa những người có địa vị cao trong làng.
Phó văn phòng di sản văn phòng tỉnh Sơn Đông, ông Zhou Xiaobo cho hay: "Việc khai quật và nghiên cứu mộ cổ mang lại giá trị rất lớn, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn nguồn gốc văn hóa ở khu vực phía Đông Trung Quốc”.