Tọa lạc ở phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cảng Lạch Hới là một địa danh cách mạng gắn với sự nghiệp của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.Ngược dòng lịch sử, sau hiệp định Geneve năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Cảng Lạch Hới được giao nhiệm vụ là địa điểm duy nhất đón cán bộ, chiến sỹ, học sinh, sinh viên... miền Nam đã tham gia kháng chiến chống Pháp tập kết ra Bắc.Từ ngày 25/9/1954 đến 1/5/1955, những chuyến tàu chở đồng bào tập kết liên tục rẽ sóng tiến vào cảng trong sự chào đón của nhân dân địa phương. Trong một chuyến tàu cập cảng tháng 10/1954, có người cán bộ cách mạng 21 tuổi tên Phan Văn Khải.Trước khi ra Bắc, đồng chí Phan Văn Khải đã tham gia cách mạng từ năm 1947, khởi đầu ở Đội Thiếu nhi cứu quốc của xã. Năm 1950, đồng chí gia nhập tỉnh đoàn thanh niên Gia Định, Văn phòng Mặt trận, Văn phòng Tỉnh ủy Gia Định Ninh.Từ năm 1952 cho đến khi lên đường ra Bắc, đồng chí Phan Văn Khải làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Từ bến cảng lịch sử ở Thanh Hóa, một chặng đường cách mạng mới đã mở ra trước mắt chàng cán bộ trẻ đến từ mảnh đất Củ Chi, người sau này sẽ trở thành Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam từ năm 1997-2006.Ngày nay, cảng Lạch Hới - địa chỉ đỏ của một giai đoạn cách mạng hào hùng - đã được đầu tư xây dựng trở thành một trong những bến cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa.Hiện tại cảng có chỗ đậu cho 450 đến 500 tàu, thuyền đánh cá các loại, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sầm Sơn.Bên bến cảng, một tấm bia tưởng niệm đã được dựng lên để ghi nhớ cuộc tập kết ra Bắc diễn ra hơn nửa thế kỷ trước của hàng vạn đồng bào miền Nam, trong đó có nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải...Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Tọa lạc ở phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cảng Lạch Hới là một địa danh cách mạng gắn với sự nghiệp của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Ngược dòng lịch sử, sau hiệp định Geneve năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Cảng Lạch Hới được giao nhiệm vụ là địa điểm duy nhất đón cán bộ, chiến sỹ, học sinh, sinh viên... miền Nam đã tham gia kháng chiến chống Pháp tập kết ra Bắc.
Từ ngày 25/9/1954 đến 1/5/1955, những chuyến tàu chở đồng bào tập kết liên tục rẽ sóng tiến vào cảng trong sự chào đón của nhân dân địa phương. Trong một chuyến tàu cập cảng tháng 10/1954, có người cán bộ cách mạng 21 tuổi tên Phan Văn Khải.
Trước khi ra Bắc, đồng chí Phan Văn Khải đã tham gia cách mạng từ năm 1947, khởi đầu ở Đội Thiếu nhi cứu quốc của xã. Năm 1950, đồng chí gia nhập tỉnh đoàn thanh niên Gia Định, Văn phòng Mặt trận, Văn phòng Tỉnh ủy Gia Định Ninh.
Từ năm 1952 cho đến khi lên đường ra Bắc, đồng chí Phan Văn Khải làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.
Từ bến cảng lịch sử ở Thanh Hóa, một chặng đường cách mạng mới đã mở ra trước mắt chàng cán bộ trẻ đến từ mảnh đất Củ Chi, người sau này sẽ trở thành Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam từ năm 1997-2006.
Ngày nay, cảng Lạch Hới - địa chỉ đỏ của một giai đoạn cách mạng hào hùng - đã được đầu tư xây dựng trở thành một trong những bến cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa.
Hiện tại cảng có chỗ đậu cho 450 đến 500 tàu, thuyền đánh cá các loại, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sầm Sơn.
Bên bến cảng, một tấm bia tưởng niệm đã được dựng lên để ghi nhớ cuộc tập kết ra Bắc diễn ra hơn nửa thế kỷ trước của hàng vạn đồng bào miền Nam, trong đó có nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải...
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.