Mỗi người trong họ tự có lịch sử thành tiên và pháp thuật pháp bảo của riêng mình. Thiết Quài Lý: Lý Thiết Quài, đứng đầu bát tiên. Tương truyền, ông là người triều Tùy, họ Lý, tên Huyền (một thuyết tên Hồng Thu, học đạo của Thái thượng lão quân), thường lìa linh hồn ra khỏi thể xác xuất du. Lần đó, xuất hồn đến triều bái Lão quân, đệ tử lỡ lầm đem xác đi thiêu đốt, lúc trở về không còn xác để nhập, đành nhập vào xác một người ăn mày chết đói. Từ đó vốn là một người thân thể cao lớn trở thành lão ăn mày rách rưới dơ bẩn, lại khập khễnh một chân, hình hài kỳ quái, ngôn ngữ lạ lùng, hành vi ngược ngạo, thần đeo hồ lô, tay chống gậy sắt, pháp thuật vô biên. Ông thường ban thuốc trị bệnh cứu người. Chung Ly Quyền: Chung Ly Quyền cũng gọi là Hán Chung Ly, trong “Bắc ngũ Toàn chân đạo”, ông được gọi là “Chính Dương chân nhân”. Các truyền thuyết quan hệ tới ông, sớm nhất xuất hiện vào đời Ngũ đại, đầu Tống. Truyền thuyết, trong các bằng hữu của Trần Đoàn đầu đời Tống có một vị Chung Ly tiên sinh, tự xưng là “thiên hạ đô tản hán”. Xét các thư tịch thời ấy quả có người thực, nhưng không phải là một đạo nhân cũng chẳng có gì thần kỳ, nhưng trong truyền thuyết dân gian, biến ông thành đại tướng triều Hán, vì đánh trận thua mà giác ngộ đạo thành tiên, sau này lại độ hóa Lã Động Tân. Tào Quốc Cữu: Tào Quốc Cữu, một trong Bát tiên. Sách “Tục văn hiến thông bảo” chép: Tào Quốc Cữu, con của Tào thái hậu đời Tống, nên gọi là Quốc Cữu (Cậu em của vua). Tên Cảnh Hưu, học đạo trong rừng núi. Gặp Chung Ly Quyền và Lã Động Tân, đưa vào hàng ngũ Bát tiên. Sau khi liên hệ với Bát tiên, sự tích của ông được ghi chép dần nhiều. Thế nhưng, trong Bát tiên, chỉ một mình ông ăn mặc kiểu quan lại, khác hẳn với các tiên khác phần lớn có dáng ẩn sĩ áo vải. Lã Động Tân: Lã Động Tân nổi tiếng nhất trong Bát tiên và là người có nhiều truyền thuyết dân gian nhất. Sách “Liệt tiên toàn truyện” chép: Lã Nham, tự Động Tân, người ở Vĩnh Lạc đời Đường. Hai lần thi tiến sĩ không đỗ, tuổi 64, du lịch đến Trường An uống rượu, gặp Vân Phòng tiên sinh, cứu độ truyền đạo. Vân Phòng mười lần thử Động Tân đều không hề động tâm, bèn dắt Động Tân đến Hạc lãnh, truyền cho bí quyết Thượng thanh. Lã Động Tân đắc đạo, bắt đầu chu du Giang, Hoài, thử linh kiếm, trừ giao long, lúc ẩn lúc hiện, biến hóa hơn bốn trăm năm, người ta không ai rõ. Hà Tiên Cô: Hà Tiên Cô, nữ tiên duy nhất trong Bát tiên, người Tăng thành đời Đường, họ Hà, tên Quỳnh. Thuở nhỏ gặp dị nhân cho nàng ăn đào tiên, từ đó không thấy nữa. Hà Tiên Cô có thể biết trước họa phúc, được người làng kính trọng như thần, sau lên tiên đi mất. Truyền thuyết nàng có pháp bảo là lá sen, hoa sen. Lam Thái Hòa: Sách “Kế tiên truyện” chép: Lam Thái Hòa, dật sĩ cuối Đường, thường mặc áo lam rách, đeo dây lưng đen, một chân đi hài, một chân không, mùa hạ mặc áo bông, mùa đông nằm trên tuyết, mỗi khi vào chợ ăn xin, tay cầm sênh phách, hát vang đạo ca. Sau Lam Thái Hòa uống rượu say, cỡi mây hạc từ từ bay mất. Hàn Tương Tử: Hàn Tương Tử, người Xương Lê đời Đường. Truyền thuyết ông là cháu của văn họa gia nổi tiếng Hàn Dũ. Hãn Dũ bị biếm đi Triều Châu, khi đến Lam quan, từng làm tặng Hàn Tương “Mây che Tần Lĩnh nhà đâu tá? Tuyết lấp Lam quan ngựa chẳng đường”. Cuối đời Đường, câu chuyện tiên thuật của ông được truyền tụng đến giữa đời Bắc Tống, chính thức liệt ông vào các tiên Đạo giáo. Nhân có truyền thuyết ông cùng học đạo với Lã Động Tân nên ông được liệt vào trong Bát tiên. Trương Quả Lão: Trương Quả Lão là người có thực trong lịch sử. Ông là đạo nhân đời Đường, tên Trương Quả. Chữ Lão là tiếng tôn xưng đối với ông. Ông tự xưng là đã vài trăm tuổi. Võ Tắc Thiên từng mời ông vào triều, ông từ chối. Huyền tông là người mê pháp thuật, từng định gả công chúa cho ông, nhưng Trương Quả cương quyết từ chối, quay về núi. Từ đó không thấy xuất hiện. Truyền thuyết ông nhận đạo nơi Thiết Quài Lý. Thường thường ông cỡi ngược con lừa đen nhỏ, một ngày đi ngàn dặm. Ông cầm một gậy tre, vừa đi vừa ca hát thong dong. Ông thường diễn xuất các loại phép tắc, là một lão ông râu tóc bạc phơ, có dáng u mặc.
Mỗi người trong họ tự có lịch sử thành tiên và pháp thuật pháp bảo của riêng mình.
Thiết Quài Lý: Lý Thiết Quài, đứng đầu bát tiên. Tương truyền, ông là người triều Tùy, họ Lý, tên Huyền (một thuyết tên Hồng Thu, học đạo của Thái thượng lão quân), thường lìa linh hồn ra khỏi thể xác xuất du. Lần đó, xuất hồn đến triều bái Lão quân, đệ tử lỡ lầm đem xác đi thiêu đốt, lúc trở về không còn xác để nhập, đành nhập vào xác một người ăn mày chết đói. Từ đó vốn là một người thân thể cao lớn trở thành lão ăn mày rách rưới dơ bẩn, lại khập khễnh một chân, hình hài kỳ quái, ngôn ngữ lạ lùng, hành vi ngược ngạo, thần đeo hồ lô, tay chống gậy sắt, pháp thuật vô biên. Ông thường ban thuốc trị bệnh cứu người.
Chung Ly Quyền: Chung Ly Quyền cũng gọi là Hán Chung Ly, trong “Bắc ngũ Toàn chân đạo”, ông được gọi là “Chính Dương chân nhân”. Các truyền thuyết quan hệ tới ông, sớm nhất xuất hiện vào đời Ngũ đại, đầu Tống. Truyền thuyết, trong các bằng hữu của Trần Đoàn đầu đời Tống có một vị Chung Ly tiên sinh, tự xưng là “thiên hạ đô tản hán”. Xét các thư tịch thời ấy quả có người thực, nhưng không phải là một đạo nhân cũng chẳng có gì thần kỳ, nhưng trong truyền thuyết dân gian, biến ông thành đại tướng triều Hán, vì đánh trận thua mà giác ngộ đạo thành tiên, sau này lại độ hóa Lã Động Tân.
Tào Quốc Cữu: Tào Quốc Cữu, một trong Bát tiên. Sách “Tục văn hiến thông bảo” chép: Tào Quốc Cữu, con của Tào thái hậu đời Tống, nên gọi là Quốc Cữu (Cậu em của vua). Tên Cảnh Hưu, học đạo trong rừng núi. Gặp Chung Ly Quyền và Lã Động Tân, đưa vào hàng ngũ Bát tiên. Sau khi liên hệ với Bát tiên, sự tích của ông được ghi chép dần nhiều. Thế nhưng, trong Bát tiên, chỉ một mình ông ăn mặc kiểu quan lại, khác hẳn với các tiên khác phần lớn có dáng ẩn sĩ áo vải.
Lã Động Tân: Lã Động Tân nổi tiếng nhất trong Bát tiên và là người có nhiều truyền thuyết dân gian nhất. Sách “Liệt tiên toàn truyện” chép: Lã Nham, tự Động Tân, người ở Vĩnh Lạc đời Đường. Hai lần thi tiến sĩ không đỗ, tuổi 64, du lịch đến Trường An uống rượu, gặp Vân Phòng tiên sinh, cứu độ truyền đạo. Vân Phòng mười lần thử Động Tân đều không hề động tâm, bèn dắt Động Tân đến Hạc lãnh, truyền cho bí quyết Thượng thanh. Lã Động Tân đắc đạo, bắt đầu chu du Giang, Hoài, thử linh kiếm, trừ giao long, lúc ẩn lúc hiện, biến hóa hơn bốn trăm năm, người ta không ai rõ.
Hà Tiên Cô: Hà Tiên Cô, nữ tiên duy nhất trong Bát tiên, người Tăng thành đời Đường, họ Hà, tên Quỳnh. Thuở nhỏ gặp dị nhân cho nàng ăn đào tiên, từ đó không thấy nữa. Hà Tiên Cô có thể biết trước họa phúc, được người làng kính trọng như thần, sau lên tiên đi mất. Truyền thuyết nàng có pháp bảo là lá sen, hoa sen.
Lam Thái Hòa: Sách “Kế tiên truyện” chép: Lam Thái Hòa, dật sĩ cuối Đường, thường mặc áo lam rách, đeo dây lưng đen, một chân đi hài, một chân không, mùa hạ mặc áo bông, mùa đông nằm trên tuyết, mỗi khi vào chợ ăn xin, tay cầm sênh phách, hát vang đạo ca. Sau Lam Thái Hòa uống rượu say, cỡi mây hạc từ từ bay mất.
Hàn Tương Tử: Hàn Tương Tử, người Xương Lê đời Đường. Truyền thuyết ông là cháu của văn họa gia nổi tiếng Hàn Dũ. Hãn Dũ bị biếm đi Triều Châu, khi đến Lam quan, từng làm tặng Hàn Tương “Mây che Tần Lĩnh nhà đâu tá? Tuyết lấp Lam quan ngựa chẳng đường”. Cuối đời Đường, câu chuyện tiên thuật của ông được truyền tụng đến giữa đời Bắc Tống, chính thức liệt ông vào các tiên Đạo giáo. Nhân có truyền thuyết ông cùng học đạo với Lã Động Tân nên ông được liệt vào trong Bát tiên.
Trương Quả Lão: Trương Quả Lão là người có thực trong lịch sử. Ông là đạo nhân đời Đường, tên Trương Quả. Chữ Lão là tiếng tôn xưng đối với ông. Ông tự xưng là đã vài trăm tuổi. Võ Tắc Thiên từng mời ông vào triều, ông từ chối. Huyền tông là người mê pháp thuật, từng định gả công chúa cho ông, nhưng Trương Quả cương quyết từ chối, quay về núi. Từ đó không thấy xuất hiện. Truyền thuyết ông nhận đạo nơi Thiết Quài Lý. Thường thường ông cỡi ngược con lừa đen nhỏ, một ngày đi ngàn dặm. Ông cầm một gậy tre, vừa đi vừa ca hát thong dong. Ông thường diễn xuất các loại phép tắc, là một lão ông râu tóc bạc phơ, có dáng u mặc.