Hồ Con Rùa vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái. Sau cuộc binh biến Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá huỷ thành này. Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí cổng thành cũ để để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Ảnh tư liệu.Tháp nước ở vị trí Hồ Con Rùa nhìn từ đường Blan Subé, nay là đường Phạm Ngọc Thạch. Ảnh tư liệu.Đến năm 1921, tháp nước bị phá bỏ. Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài với hồ nước nhỏ để tôn vinh các binh sĩ Pháp đã tử trận ở Đông Dương. Ảnh tư liệu.Do công trình có tượng ba binh sĩ Pháp bằng đồng nên người dân địa phương thường gọi khu vực này là Công trường Ba Hình. Ảnh tư liệu.Vào năm 1964, các sinh viên theo khuynh hướng dân tộc đã gây ra một cuộc bạo loạn và kéo đổ các tượng đồng của Pháp. Sau đó, tượng đài bị phá dỡ, và khu vực này được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ. Ảnh: AP.Một hình ảnh về Công trường Chiến sĩ năm 1964. Ảnh: Iparkes.Sau khi tượng đài cũ được phá bỏ, Hồ Con Rùa bắt đầu được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Ảnh: Dick Leonhardt.Từ năm 1970, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang, gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Tháp chính có chiều cao 34 mét. Ảnh tư liệu.Quanh tháp là hồ nước hình bát giác lớn với bốn đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá khắc tên các quốc gia viện trợ cho miền Nam Việt nam. Ảnh tư liệu.Sau khi công trình được xây dựng hoàn chỉnh, vào năm 1972 khu giao lộ đổi tên thành Công trường Quốc tế. Nhưng người dân gọi là Hồ Con Rùa do có con rùa giữa hồ. Ảnh: Dick LeonhardtSau đó, con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ mà nguyên nhân không được xác định. Nhưng cái tên Hồ Con Rùa thì vẫn được dùng theo thói quen. Ảnh: Wayne TruckeVề cơ bản, diện mạo Hồ Con Rùa không thay đổi nhiều kể từ thời điểm đó đến nay.Xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Hồ Con Rùa vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái. Sau cuộc binh biến Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá huỷ thành này. Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí cổng thành cũ để để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Ảnh tư liệu.
Tháp nước ở vị trí Hồ Con Rùa nhìn từ đường Blan Subé, nay là đường Phạm Ngọc Thạch. Ảnh tư liệu.
Đến năm 1921, tháp nước bị phá bỏ. Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài với hồ nước nhỏ để tôn vinh các binh sĩ Pháp đã tử trận ở Đông Dương. Ảnh tư liệu.
Do công trình có tượng ba binh sĩ Pháp bằng đồng nên người dân địa phương thường gọi khu vực này là Công trường Ba Hình. Ảnh tư liệu.
Vào năm 1964, các sinh viên theo khuynh hướng dân tộc đã gây ra một cuộc bạo loạn và kéo đổ các tượng đồng của Pháp. Sau đó, tượng đài bị phá dỡ, và khu vực này được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ. Ảnh: AP.
Một hình ảnh về Công trường Chiến sĩ năm 1964. Ảnh: Iparkes.
Sau khi tượng đài cũ được phá bỏ, Hồ Con Rùa bắt đầu được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Ảnh: Dick Leonhardt.
Từ năm 1970, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang, gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Tháp chính có chiều cao 34 mét. Ảnh tư liệu.
Quanh tháp là hồ nước hình bát giác lớn với bốn đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá khắc tên các quốc gia viện trợ cho miền Nam Việt nam. Ảnh tư liệu.
Sau khi công trình được xây dựng hoàn chỉnh, vào năm 1972 khu giao lộ đổi tên thành Công trường Quốc tế. Nhưng người dân gọi là Hồ Con Rùa do có con rùa giữa hồ. Ảnh: Dick Leonhardt
Sau đó, con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ mà nguyên nhân không được xác định. Nhưng cái tên Hồ Con Rùa thì vẫn được dùng theo thói quen. Ảnh: Wayne Trucke
Về cơ bản, diện mạo Hồ Con Rùa không thay đổi nhiều kể từ thời điểm đó đến nay.
Xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.