Vào năm 1976, các công nhân tiến hành thi công tuyến đường sắt ở Ngư Nhĩ Câu, Tân Cương, Trung Quốc vô tình phát hiện một số ngôi mộ cổ. Theo đó, họ nhanh chóng thông báo với giới chức trách và đoàn khảo cổ tới hiện trường. Tại đây, đoàn khảo cổ phát hiện 85 cổ mộ. Trong số này có một ngôi mộ cổ đầy vàng gây nhiều tò mò.Cụ thể, 85 ngôi mộ được phát hiện có niên đại khác nhau. Nhiều cổ mộ có từ thời Xuân Thu, nhà Tần và nhà Hán.Khi tiến vào bên trong các ngôi mộ, nhóm chuyên gia nhận thấy chúng khá đơn giản khi chỉ tìm thấy một số đồ gốm màu, đồ gỗ và mảnh đồng nhỏ.Thế nhưng, trong số 85 ngôi mộ được phát hiện, một ngôi cổ mộ khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi bên trong có hơn 200 cổ vật bằng vàng giá trị.Không những vậy, bên trong mộ cổ này còn có thi hài của một phụ nữ. Các chuyên gia hoài nghi người này xuất thân trong tầng lớp giàu có và là người có địa vị cao trong xã hội. Với phát hiện này, các chuyên gia tỉ mỉ khai quật và tiến hành các nghiên cứu nhằm giải mã bí ẩn về ngôi mộ và người được chôn cất bên trong.Theo sự đo đạc của các chuyên gia, ngôi mộ có chiều dài khoảng 6,56m, rộng 4,2m và sâu 7,1m. Cổ mộ được bịt kín bằng đá. Ở giữa là một lớp cát dày, bên dưới là một tầng đá cuội. Ngôi mộ ở lớp dưới cùng.Căn cứ vào các cổ vật được tìm thấy, các chuyên gia xác định ngôi mộ có niên đại hơn 2.000 tuổi.Chủ nhân ngôi mộ là một phụ nữ. Người này qua đời khi khoảng 30 tuổi. Khi kiểm tra bộ hài cốt, các chuyên gia phát hiện thi hài có một lỗ thủng ở hộp sọ.Sau quá trình nghiên cứu, tìm kiếm sử liệu, các chuyên gia phát hiện lỗ thủng trên hộp sọ là bằng chứng cho thấy người này từng làm phẫu thuật mở hộp sọ. Đây là phương pháp phẫu thuật khá phổ biến đối với những người du mục thời xưa.Người xưa làm phẫu thuật này để chữa trị cơn đau đầu cho bệnh nhân. Do phẫu thuật mở hộp sọ khá nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong trong ca phẫu thuật hoặc sau đó. Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Vào năm 1976, các công nhân tiến hành thi công tuyến đường sắt ở Ngư Nhĩ Câu, Tân Cương, Trung Quốc vô tình phát hiện một số ngôi mộ cổ. Theo đó, họ nhanh chóng thông báo với giới chức trách và đoàn khảo cổ tới hiện trường. Tại đây, đoàn khảo cổ phát hiện 85 cổ mộ. Trong số này có một ngôi mộ cổ đầy vàng gây nhiều tò mò.
Cụ thể, 85 ngôi mộ được phát hiện có niên đại khác nhau. Nhiều cổ mộ có từ thời Xuân Thu, nhà Tần và nhà Hán.
Khi tiến vào bên trong các ngôi mộ, nhóm chuyên gia nhận thấy chúng khá đơn giản khi chỉ tìm thấy một số đồ gốm màu, đồ gỗ và mảnh đồng nhỏ.
Thế nhưng, trong số 85 ngôi mộ được phát hiện, một ngôi cổ mộ khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi bên trong có hơn 200 cổ vật bằng vàng giá trị.
Không những vậy, bên trong mộ cổ này còn có thi hài của một phụ nữ. Các chuyên gia hoài nghi người này xuất thân trong tầng lớp giàu có và là người có địa vị cao trong xã hội. Với phát hiện này, các chuyên gia tỉ mỉ khai quật và tiến hành các nghiên cứu nhằm giải mã bí ẩn về ngôi mộ và người được chôn cất bên trong.
Theo sự đo đạc của các chuyên gia, ngôi mộ có chiều dài khoảng 6,56m, rộng 4,2m và sâu 7,1m. Cổ mộ được bịt kín bằng đá. Ở giữa là một lớp cát dày, bên dưới là một tầng đá cuội. Ngôi mộ ở lớp dưới cùng.
Căn cứ vào các cổ vật được tìm thấy, các chuyên gia xác định ngôi mộ có niên đại hơn 2.000 tuổi.
Chủ nhân ngôi mộ là một phụ nữ. Người này qua đời khi khoảng 30 tuổi. Khi kiểm tra bộ hài cốt, các chuyên gia phát hiện thi hài có một lỗ thủng ở hộp sọ.
Sau quá trình nghiên cứu, tìm kiếm sử liệu, các chuyên gia phát hiện lỗ thủng trên hộp sọ là bằng chứng cho thấy người này từng làm phẫu thuật mở hộp sọ. Đây là phương pháp phẫu thuật khá phổ biến đối với những người du mục thời xưa.
Người xưa làm phẫu thuật này để chữa trị cơn đau đầu cho bệnh nhân. Do phẫu thuật mở hộp sọ khá nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong trong ca phẫu thuật hoặc sau đó.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.