Nằm cạnh cầu Rồng trứ danh của thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính là bảo tàng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.Ngược dòng thời gian, vào cuối thế kỷ 19, người Pháp, đã tiến hành công tác khảo cổ các di tích văn hóa Chăm và đem các di vật tìm được đem về trưng bày tại Đà Nẵng. Đến năm 1900, hoạt động khảo cổ được mở rộng, từ đó nảy sinh nhu cầu xây dựng một bảo tàng cho các cổ vật Chăm.Năm 1902, nhà khảo cổ Henri Parmentier của Trường Viễn Đông Bác cổ chính thức đề cử dự án kiến thiết bảo tàng và được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Đề án được chọn là một tòa nhà kiểu Pháp đương thời kết hợp với một số nét kiến trúc Chăm.Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác cổ cho khởi xây năm 1915-1916 đến năm 1919 thì khánh thành với 160 hiện vật. Bộ sưu tập này do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19 và được bổ túc thêm bằng những phát hiện sau đó.Sau đó, Bảo tàng được mở rộng và tái khánh thành năm 1936 với tên gọi mới là Bảo tàng Henri Parmentier, để vinh danh người sáng lập. Diện tích mới của Bảo tàng được dùng để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật ở Trà Kiệu và Tháp Mẫm ở Bình Định.Năm 1946, khi chiến tranh lan rộng, Bảo tàng Henri Parmentier đã bị cướp phá. Thư khố và nhiều cổ vật bị trộm. Đến năm 1948 thì thu thập lại được 150 món, có món lưu lạc sang tận bên Lào.Sau năm 1954, cơ sở này mang tên là Viện bảo tàng Chàm. Vào thập niên 1950 và 1960, kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc Viện Khảo cổ cho nới rộng diện tích các sảnh trưng bày một cách hài hòa, bắt nhịp với phần kiến trúc ban đầu.Khi cuộc chiến tranh Việt Nam leo thang ác liệt, nhờ sự vận động của Viện Bảo tàng Guimet bên Pháp, Viện Bảo tàng Chàm được canh giữ cẩn thận, luôn có lính canh gác thường trực nên không bị thiệt hại trong chiến sự.Sau năm 1975, chính quyền mới tiếp thu Viện bảo tàng Chàm và cơ sở này đổi tên thành Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Từ những năm 2000, Bảo tàng liên tục được mở rộng để đáp ứng nhu cầu trưng bày, lưu trữ.Ngày nay, tổng số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng lên tới khoảng 500, được phân chia theo các phòng / hành lang tương ứng với nơi phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.Là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật quy mô lớn, tạc tác đặc biệt tinh xảo, trong đó có những hiện vật được công nhận là Bảo vât quốc gia như tượng Bồ tát Tara, đài thờ Mỹ Sơn E1, đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Đồng Dương...Sở hữu những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng giờ đây là một “địa chỉ đỏ” về du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến khám phá ở Đà Nẵng. Mời quý độc giả xem video: Toàn cảnh TP Đà Nẵng nhìn từ trên cao qua ống kính flycam.
Nằm cạnh cầu Rồng trứ danh của thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính là bảo tàng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.
Ngược dòng thời gian, vào cuối thế kỷ 19, người Pháp, đã tiến hành công tác khảo cổ các di tích văn hóa Chăm và đem các di vật tìm được đem về trưng bày tại Đà Nẵng. Đến năm 1900, hoạt động khảo cổ được mở rộng, từ đó nảy sinh nhu cầu xây dựng một bảo tàng cho các cổ vật Chăm.
Năm 1902, nhà khảo cổ Henri Parmentier của Trường Viễn Đông Bác cổ chính thức đề cử dự án kiến thiết bảo tàng và được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Đề án được chọn là một tòa nhà kiểu Pháp đương thời kết hợp với một số nét kiến trúc Chăm.
Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác cổ cho khởi xây năm 1915-1916 đến năm 1919 thì khánh thành với 160 hiện vật. Bộ sưu tập này do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19 và được bổ túc thêm bằng những phát hiện sau đó.
Sau đó, Bảo tàng được mở rộng và tái khánh thành năm 1936 với tên gọi mới là Bảo tàng Henri Parmentier, để vinh danh người sáng lập. Diện tích mới của Bảo tàng được dùng để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật ở Trà Kiệu và Tháp Mẫm ở Bình Định.
Năm 1946, khi chiến tranh lan rộng, Bảo tàng Henri Parmentier đã bị cướp phá. Thư khố và nhiều cổ vật bị trộm. Đến năm 1948 thì thu thập lại được 150 món, có món lưu lạc sang tận bên Lào.
Sau năm 1954, cơ sở này mang tên là Viện bảo tàng Chàm. Vào thập niên 1950 và 1960, kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc Viện Khảo cổ cho nới rộng diện tích các sảnh trưng bày một cách hài hòa, bắt nhịp với phần kiến trúc ban đầu.
Khi cuộc chiến tranh Việt Nam leo thang ác liệt, nhờ sự vận động của Viện Bảo tàng Guimet bên Pháp, Viện Bảo tàng Chàm được canh giữ cẩn thận, luôn có lính canh gác thường trực nên không bị thiệt hại trong chiến sự.
Sau năm 1975, chính quyền mới tiếp thu Viện bảo tàng Chàm và cơ sở này đổi tên thành Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Từ những năm 2000, Bảo tàng liên tục được mở rộng để đáp ứng nhu cầu trưng bày, lưu trữ.
Ngày nay, tổng số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng lên tới khoảng 500, được phân chia theo các phòng / hành lang tương ứng với nơi phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.
Là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật quy mô lớn, tạc tác đặc biệt tinh xảo, trong đó có những hiện vật được công nhận là Bảo vât quốc gia như tượng Bồ tát Tara, đài thờ Mỹ Sơn E1, đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Đồng Dương...
Sở hữu những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng giờ đây là một “địa chỉ đỏ” về du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến khám phá ở Đà Nẵng.
Mời quý độc giả xem video: Toàn cảnh TP Đà Nẵng nhìn từ trên cao qua ống kính flycam.