Vạn Lý Trường Thành được con người xây dựng trong hơn 2.000 năm. Những phần đầu tiên của Trường Thành được xây dựng vào đầu thế kỷ 7 TCN để bảo vệ người dân Trung Quốc khỏi giặc ngoại xâm, dân du mục.Việc xây dựng Trường Thành chính thức chấm dứt vào năm 1644 khi hoàng đế cuối cùng của triều Minh bị phế truất.Những triều đại sau đó như nhà Minh tiếp tục công việc xây tường thành và thêm vào các nét riêng tạo nên Vạn Lý Trường Thành dài tới 8.851 km.Nhiều người không khỏi bất ngờ trước việc Vạn Lý Trường Thành trường tồn đến ngày nay là nhờ bí mật gì.Chính vì vậy, các chuyên gia đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm giải mã bí mật về công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới này.Khi tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu phát hiện phần lớn Vạn Lý Trường Thành được tạo ra từ những vật liệu xây dựng không có gì nổi bật như đất sét, đá, gạch vụn...Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu một bức tường xưa quanh thành Tây An - là kinh thành và vùng đất nổi tiếng với các chiến binh bằng đất nung, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện chất liệu tạo nên vữa trát đàn hồi giữ chắc những viên gạch với nhau.Cụ thể, giới chuyên gia phát hiện chất bột đã khô cứng có phản ứng giống cháo đặc trong các thí nghiệm hóa học. Nhờ vậy mà các chuyên gia đi đến kết luận Vạn Lý Trường Thành được xây bằng cháo.Gạo nếp trong cháo được đưa vào công thức làm vữa xây Vạn Lý Trường Thành vì nó có sự kết dính ưu việt.Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất amylopectin (hợp chất tạo sự kết dính) có trong gạo nếp giúp Vạn Lý Trường Thành vững chắc và kiên cố hơn. Đây cũng chính là bí mật giúp công trình này trường tồn đến ngày nay.
Vạn Lý Trường Thành được con người xây dựng trong hơn 2.000 năm. Những phần đầu tiên của Trường Thành được xây dựng vào đầu thế kỷ 7 TCN để bảo vệ người dân Trung Quốc khỏi giặc ngoại xâm, dân du mục.
Việc xây dựng Trường Thành chính thức chấm dứt vào năm 1644 khi hoàng đế cuối cùng của triều Minh bị phế truất.
Những triều đại sau đó như nhà Minh tiếp tục công việc xây tường thành và thêm vào các nét riêng tạo nên Vạn Lý Trường Thành dài tới 8.851 km.
Nhiều người không khỏi bất ngờ trước việc Vạn Lý Trường Thành trường tồn đến ngày nay là nhờ bí mật gì.
Chính vì vậy, các chuyên gia đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm giải mã bí mật về công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới này.
Khi tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu phát hiện phần lớn Vạn Lý Trường Thành được tạo ra từ những vật liệu xây dựng không có gì nổi bật như đất sét, đá, gạch vụn...
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu một bức tường xưa quanh thành Tây An - là kinh thành và vùng đất nổi tiếng với các chiến binh bằng đất nung, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện chất liệu tạo nên vữa trát đàn hồi giữ chắc những viên gạch với nhau.
Cụ thể, giới chuyên gia phát hiện chất bột đã khô cứng có phản ứng giống cháo đặc trong các thí nghiệm hóa học. Nhờ vậy mà các chuyên gia đi đến kết luận Vạn Lý Trường Thành được xây bằng cháo.
Gạo nếp trong cháo được đưa vào công thức làm vữa xây Vạn Lý Trường Thành vì nó có sự kết dính ưu việt.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất amylopectin (hợp chất tạo sự kết dính) có trong gạo nếp giúp Vạn Lý Trường Thành vững chắc và kiên cố hơn. Đây cũng chính là bí mật giúp công trình này trường tồn đến ngày nay.