1. Bức mật thư Zimmerman là một trong những sự kiện góp phần thúc đẩy Thế chiến 1 đi đến hồi kết. Nguyên do là vì vào ngày 16/1/1917, lực lượng tình báo Anh thu được một bức điện của Bộ trưởng ngoại giao Đức Arthur Zimmerman gửi cho đại sứ Đức Heinrich von Eckardt tại Mexico.Sau khi có được bức mật thư, các chuyên gia đã tiến hành giải mã thành công nội dung bức thư. Trong thư, Bộ trưởng Zimmerman viết rằng, nếu nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến cùng với phe Đồng Minh, von Eckardt sẽ phải tìm đến Tổng thống Mexico và bí mật đề nghị thành lập một liên minh chiến tranh.Bộ trưởng Zimmerman cũng nói về việc Đức sẽ hỗ trợ về quân sự và tài chính để Mexico tấn công Mỹ. Đổi lại, Mexico sẽ được tái sáp nhập “những vùng lãnh thổ đã mất" ở Texas, New Mexico và Arizona.Thêm nữa, Bộ trưởng Zimmerman còn nói với đại sứ Eckardt phải lôi kéo Mexico làm trung gian để từ đó kết nối với Đế quốc Nhật Bản cùng tham gia vào kế hoạch của Đức.Theo đó, nội dung bức mật thư Zimmerman đề cập đến Mỹ - quốc gia ở thế trung lập vào thời điểm trên. Vì vậy, đến ngày 23/2/1917, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Arthur James Balfour gửi nội dung bức mật thư trên cho đại sứ Mỹ tại Anh để chuyển nó tới tay Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson.Sau khi nhận được nội dung bức mật thư Zimmerman, Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và gia nhập phe Hiệp Ước rồi tuyên chiến với Đức.2. Nhiều chuyên gia nhận định việc Mỹ bỏ chính sách trung lập và gia nhập cuộc chiến cùng với phe Hiệp Ước chống lại Đức là yếu tố góp phần thúc đẩy kết thúc Chiến tranh thế giới 1.3. Đại dịch cúm Tây Ban Nha lan rộng ra nhiều nước trên thế giới năm 1918 được đánh giá góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy Thế chiến 1 kết thúc.Nguyên do là vì dịch bệnh nguy hiểm này có tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Theo ước tính, khoảng 500 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh.Trong số này, khoảng 50 - 100 người tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha. Nạn nhân thiệt mạng trong đại dịch nguy hiểm này không chỉ có dân thường mà cả binh sĩ khỏe mạnh.Mời độc giả xem video: Ngang nhiên buôn bán kỷ vật chiến tranh (nguồn: VTC16)
1. Bức mật thư Zimmerman là một trong những sự kiện góp phần thúc đẩy Thế chiến 1 đi đến hồi kết. Nguyên do là vì vào ngày 16/1/1917, lực lượng tình báo Anh thu được một bức điện của Bộ trưởng ngoại giao Đức Arthur Zimmerman gửi cho đại sứ Đức Heinrich von Eckardt tại Mexico.
Sau khi có được bức mật thư, các chuyên gia đã tiến hành giải mã thành công nội dung bức thư. Trong thư, Bộ trưởng Zimmerman viết rằng, nếu nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến cùng với phe Đồng Minh, von Eckardt sẽ phải tìm đến Tổng thống Mexico và bí mật đề nghị thành lập một liên minh chiến tranh.
Bộ trưởng Zimmerman cũng nói về việc Đức sẽ hỗ trợ về quân sự và tài chính để Mexico tấn công Mỹ. Đổi lại, Mexico sẽ được tái sáp nhập “những vùng lãnh thổ đã mất" ở Texas, New Mexico và Arizona.
Thêm nữa, Bộ trưởng Zimmerman còn nói với đại sứ Eckardt phải lôi kéo Mexico làm trung gian để từ đó kết nối với Đế quốc Nhật Bản cùng tham gia vào kế hoạch của Đức.
Theo đó, nội dung bức mật thư Zimmerman đề cập đến Mỹ - quốc gia ở thế trung lập vào thời điểm trên. Vì vậy, đến ngày 23/2/1917, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Arthur James Balfour gửi nội dung bức mật thư trên cho đại sứ Mỹ tại Anh để chuyển nó tới tay Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson.
Sau khi nhận được nội dung bức mật thư Zimmerman, Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và gia nhập phe Hiệp Ước rồi tuyên chiến với Đức.
2. Nhiều chuyên gia nhận định việc Mỹ bỏ chính sách trung lập và gia nhập cuộc chiến cùng với phe Hiệp Ước chống lại Đức là yếu tố góp phần thúc đẩy kết thúc Chiến tranh thế giới 1.
3. Đại dịch cúm Tây Ban Nha lan rộng ra nhiều nước trên thế giới năm 1918 được đánh giá góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy Thế chiến 1 kết thúc.
Nguyên do là vì dịch bệnh nguy hiểm này có tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Theo ước tính, khoảng 500 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh.
Trong số này, khoảng 50 - 100 người tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha. Nạn nhân thiệt mạng trong đại dịch nguy hiểm này không chỉ có dân thường mà cả binh sĩ khỏe mạnh.
Mời độc giả xem video: Ngang nhiên buôn bán kỷ vật chiến tranh (nguồn: VTC16)