Chùa Ngọc Khám có tên chữ là Linh Ứng tự (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được xây dựng từ thời Trần. Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy nhiều lần, hiện vật gốc còn lưu lại là ba pho tượng Tam Thế tạc bằng đá được đánh giá là độc nhất vô nhị Việt Nam.Theo văn bia, tượng Tam Thế chùa Linh Ứng được tạo tác vào thế kỷ 17, thời Lê trung Hưng. Các bức tượng tạc bằng chất liệu đá xanh, hình thể nở nang, nét chạm to khoẻ phóng khoáng, có chiều cao cả bệ khoảng 2,7m, được bố cục thành ba phần: tượng, đài sen, bệ.Bức tượng ở giữa được tạc trong tư thế ngồi thiền“bán kiết già” trên toà sen, tay phải giơ lên trong tư thế kết ấn, tay trái để úp nhẹ nhàng trên đùi trái. Tượng vận pháp y với ba lớp mềm mại: Lớp ngoài choàng qua bờ vai, lớp trong phủ kín toàn thân, lớp trong cùng phía trên để hở ngực đeo dây anh lạc.Cận cảnh chi tiết vòng dây trên ngực áo tượng.Đầu tượng to, sọ nở, tóc xoắn ốc, đỉnh nổi nhục kháo. Khuôn mặt nữ tính, đầy đặn, phúc hậu, lông mày cong lá liễu, mắt khép hờ nhân từ, miệng mỉm cười độ lượng; tai to dài chảy.Tượng bên phải đượng tạo tác tương tự pho ở giữa, nhưng có đôi chút khác biệt trong tư thế ngồi thiền, thế tay kết ấn. Áo cũng có ba lớp, lớp ngoài choàng qua vai, lớp trong choàng kín người để hở cổ và ngực đeo dây anh lạc, trước bụng thắt “con ro”.Cận cảnh các họa tiết trên ngực tượng bên phải.Khuôn mặt tượng về cơ bản được tạo hình tương tự như pho tượng ở giữa.Bức tượng bên trái khác hai pho kia trong tư thế ngồi thiền, với hai tay để nhẹ nhàng trên đùi kết ấn “ tam muội”. Áo tượng cũng có ba lớp với những điểm khác biệt dễ nhận ra về họa tiết trên ngực.Cận cảnh khuôn mặt tượng bên trái.Nhìn chung, mặc dù được tạo hình tương đối giống nhau nhưng mỗi pho tượng vẫn có những chi tiết, họa tiết riêng thể hiện cá tính và sắc thái tư duy khác nhau.Mặt sau của bộ tượng Tam Thế chùa Linh Ứng.Sự độc đáo của các pho tượng này còn thể hiện ở phần bệ tượng với những đường nét điêu khắc rất tinh xảo.Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, những mô típ hoa văn trang trí trên bệ tượng không những kế thừa được những nét tinh túy của nghệ thuật thời Trần và thời Lê Sơ, thời Mạc mà còn tôn vinh được vẻ đẹp lý tưởng của Phật Pháp.Hình tượng rồng trên bệ tượng.Cả ba pho tượng cơ bản còn nguyên vẹn, riêng pho ở giữa sứt một phần đùi trái.Vào năm 2013, ba pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Chùa Ngọc Khám có tên chữ là Linh Ứng tự (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được xây dựng từ thời Trần. Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy nhiều lần, hiện vật gốc còn lưu lại là ba pho tượng Tam Thế tạc bằng đá được đánh giá là độc nhất vô nhị Việt Nam.
Theo văn bia, tượng Tam Thế chùa Linh Ứng được tạo tác vào thế kỷ 17, thời Lê trung Hưng. Các bức tượng tạc bằng chất liệu đá xanh, hình thể nở nang, nét chạm to khoẻ phóng khoáng, có chiều cao cả bệ khoảng 2,7m, được bố cục thành ba phần: tượng, đài sen, bệ.
Bức tượng ở giữa được tạc trong tư thế ngồi thiền“bán kiết già” trên toà sen, tay phải giơ lên trong tư thế kết ấn, tay trái để úp nhẹ nhàng trên đùi trái. Tượng vận pháp y với ba lớp mềm mại: Lớp ngoài choàng qua bờ vai, lớp trong phủ kín toàn thân, lớp trong cùng phía trên để hở ngực đeo dây anh lạc.
Cận cảnh chi tiết vòng dây trên ngực áo tượng.
Đầu tượng to, sọ nở, tóc xoắn ốc, đỉnh nổi nhục kháo. Khuôn mặt nữ tính, đầy đặn, phúc hậu, lông mày cong lá liễu, mắt khép hờ nhân từ, miệng mỉm cười độ lượng; tai to dài chảy.
Tượng bên phải đượng tạo tác tương tự pho ở giữa, nhưng có đôi chút khác biệt trong tư thế ngồi thiền, thế tay kết ấn. Áo cũng có ba lớp, lớp ngoài choàng qua vai, lớp trong choàng kín người để hở cổ và ngực đeo dây anh lạc, trước bụng thắt “con ro”.
Cận cảnh các họa tiết trên ngực tượng bên phải.
Khuôn mặt tượng về cơ bản được tạo hình tương tự như pho tượng ở giữa.
Bức tượng bên trái khác hai pho kia trong tư thế ngồi thiền, với hai tay để nhẹ nhàng trên đùi kết ấn “ tam muội”. Áo tượng cũng có ba lớp với những điểm khác biệt dễ nhận ra về họa tiết trên ngực.
Cận cảnh khuôn mặt tượng bên trái.
Nhìn chung, mặc dù được tạo hình tương đối giống nhau nhưng mỗi pho tượng vẫn có những chi tiết, họa tiết riêng thể hiện cá tính và sắc thái tư duy khác nhau.
Mặt sau của bộ tượng Tam Thế chùa Linh Ứng.
Sự độc đáo của các pho tượng này còn thể hiện ở phần bệ tượng với những đường nét điêu khắc rất tinh xảo.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, những mô típ hoa văn trang trí trên bệ tượng không những kế thừa được những nét tinh túy của nghệ thuật thời Trần và thời Lê Sơ, thời Mạc mà còn tôn vinh được vẻ đẹp lý tưởng của Phật Pháp.
Hình tượng rồng trên bệ tượng.
Cả ba pho tượng cơ bản còn nguyên vẹn, riêng pho ở giữa sứt một phần đùi trái.
Vào năm 2013, ba pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.