Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy vào những năm 1970. Theo các ghi chép, Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng lăng mộ này trong suốt 38 năm với sự tham gia của hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công.Sử gia Tư Mã Thiên có ghi chép về việc sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, ông hoàng này được tùy táng cùng rất nhiều vàng bạc, châu báu và những hiện vật giá trị.Kết quả khảo sát của các chuyên gia chỉ ra lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ bắc sang nam. Tổng diện tích lăng mộ là 41.600 m2. Dù tới nay, các nhà khảo cổ mới khai quật được một phần nhỏ lăng mộ nhưng đã tìm thấy hơn 2.000 chiến binh đất nung cùng với các cỗ xe ngựa và cung nỏ.Theo các chuyên gia, nếu khai quật toàn bộ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng thì sẽ tìm thấy kho báu tùy táng khổng lồ. May mắn là những kẻ trộm mộ không tìm được vị trí lăng mộ của ông hoàng này nên nơi đây gần như vẹn nguyên theo thời gian.Một lăng mộ khác mà trộm mộ "thèm khát" đột nhập vào bên trong để vơ vét báu vật là Hán Mậu Lăng hay còn gọi Mậu Lăng. Nằm ở đồng bằng phía bắc giữa thành phố Hàm Dương và thành phố Hình Bình, tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 40 km về phía Tây, lăng mộ này là nơi chôn cất Hán Vũ Đế Lưu Triệt.Theo "Tấn Thư", Mậu Lăng được Hán Vũ Đế Lưu Triệt xây dựng trong 53 năm. Sau 54 trị vì đất nước, ông băng hà và được chôn cất trong Mậu Lăng cùng đồ tùy táng khủng như vàng bạc, châu báu, đồ cổ, thư pháp...Đặc biệt, sách "Tây Kinh Tạp Ký" có ghi chép thi hài Hán Vũ Đế có ngậm thiền ngọc, xung quanh đặt rất nhiều vàng bạc, châu báu. Trên người Hán Vũ Đế mặc 1 chiếc áo được làm từ ngọc quý dài tới 1,88m.Lăng mộ cuối cùng mà kẻ trộm mộ đến rồi trở về tay trắng là Càn Lăng - nơi chôn cất Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Nằm trên núi Lương Sơn, huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, nằm cách Tây An 85 km về phía Tây, Càn Lăng được xây dựng trong 30 năm.Sau khi băng hà, Đường Cao Tông được an táng tại Càn Lăng. Theo một số ghi chép, khoảng 1/3 quốc khố được tùy táng cùng ông hoàng nhà Đường này. Khi Võ Tắc Thiên được hợp táng với Đường Cao Tông trong Càn Lăng, vô số ngọc ngà châu báu được đưa vào lăng mộ trước khi niêm phong kín.Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, không ít kẻ trộm đã tìm đến Càn Lăng nhưng đều không tìm được lối vào dù thử đủ mọi cách. Ngày nay, giới chuyên gia cũng chưa thể tiến vào bên trong Càn Lăng do lăng mộ được thiết kế, xây dựng đặc biệt.Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.
Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy vào những năm 1970. Theo các ghi chép, Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng lăng mộ này trong suốt 38 năm với sự tham gia của hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công.
Sử gia Tư Mã Thiên có ghi chép về việc sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, ông hoàng này được tùy táng cùng rất nhiều vàng bạc, châu báu và những hiện vật giá trị.
Kết quả khảo sát của các chuyên gia chỉ ra lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ bắc sang nam. Tổng diện tích lăng mộ là 41.600 m2. Dù tới nay, các nhà khảo cổ mới khai quật được một phần nhỏ lăng mộ nhưng đã tìm thấy hơn 2.000 chiến binh đất nung cùng với các cỗ xe ngựa và cung nỏ.
Theo các chuyên gia, nếu khai quật toàn bộ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng thì sẽ tìm thấy kho báu tùy táng khổng lồ. May mắn là những kẻ trộm mộ không tìm được vị trí lăng mộ của ông hoàng này nên nơi đây gần như vẹn nguyên theo thời gian.
Một lăng mộ khác mà trộm mộ "thèm khát" đột nhập vào bên trong để vơ vét báu vật là Hán Mậu Lăng hay còn gọi Mậu Lăng. Nằm ở đồng bằng phía bắc giữa thành phố Hàm Dương và thành phố Hình Bình, tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 40 km về phía Tây, lăng mộ này là nơi chôn cất Hán Vũ Đế Lưu Triệt.
Theo "Tấn Thư", Mậu Lăng được Hán Vũ Đế Lưu Triệt xây dựng trong 53 năm. Sau 54 trị vì đất nước, ông băng hà và được chôn cất trong Mậu Lăng cùng đồ tùy táng khủng như vàng bạc, châu báu, đồ cổ, thư pháp...
Đặc biệt, sách "Tây Kinh Tạp Ký" có ghi chép thi hài Hán Vũ Đế có ngậm thiền ngọc, xung quanh đặt rất nhiều vàng bạc, châu báu. Trên người Hán Vũ Đế mặc 1 chiếc áo được làm từ ngọc quý dài tới 1,88m.
Lăng mộ cuối cùng mà kẻ trộm mộ đến rồi trở về tay trắng là Càn Lăng - nơi chôn cất Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Nằm trên núi Lương Sơn, huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, nằm cách Tây An 85 km về phía Tây, Càn Lăng được xây dựng trong 30 năm.
Sau khi băng hà, Đường Cao Tông được an táng tại Càn Lăng. Theo một số ghi chép, khoảng 1/3 quốc khố được tùy táng cùng ông hoàng nhà Đường này. Khi Võ Tắc Thiên được hợp táng với Đường Cao Tông trong Càn Lăng, vô số ngọc ngà châu báu được đưa vào lăng mộ trước khi niêm phong kín.
Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, không ít kẻ trộm đã tìm đến Càn Lăng nhưng đều không tìm được lối vào dù thử đủ mọi cách. Ngày nay, giới chuyên gia cũng chưa thể tiến vào bên trong Càn Lăng do lăng mộ được thiết kế, xây dựng đặc biệt.
Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.