1. Gia Cát Lượng: Là một nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là khai quốc công thần, Thừa tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc.Trong tiểu thuyết Tam Quốc Trí viết: "Lượng có khí chất anh bá, thân cao tám thước, dung mạo thậm vĩ, đẹp khác thế nhân".Ngoài ra, Gia Cát Lượng còn rất hiểu âm luật, và giỏi chơi đàn. Có một lần Tư Mã Ý đem quân đến đánh, Gia Cát Lượng chỉ ngồi trên thành gẩy đàn cũng khiến Tư Mã Ý sợ gian kế mà lui quân.Tài năng, nhân hậu và ngoại hình anh tuấn, Gia Cát Lượng quả xứng với hình tượng thần sĩ mà sử sách đã xây dựng.2. Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi, là một võ tướng cuối thời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông mang trong mình dòng máu người Hán lai người Khương, và được cho là hậu duệ của tướng Mã Viện nhà Đông Hán.Đương thời Mã Siêu được ca ngợi là võ dũng hơn người, nhưng bị nhiều người phê phán vì thói hung hăng thô bạo (do ảnh hưởng của việc từ nhỏ sống với người Khương).Mã Siêu là một trong những danh tướng có ngoại hình anh tuấn nhất thời Tam Quốc. Ông có biệt danh là "Cẩm Mã Siêu", nghĩa là Mã Siêu tuyệt mỹ hay đẹp đẽ, chữ "Cẩm" có nghĩa là vải dệt hoa đẹp, gọi là gấm vóc.Mã Siêu có bờ vai rộng, giọng nói mạnh mẽ, khoác áo choàng trắng và mũ giáp bạc, cưỡi bạch mã cầm trường thương, truy sát khiến Tào Tháo phải cắt râu vứt áo, đại chiến Hứa Chử và Trương Phi. Cuối cùng trở thành một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.3. Chu Du (175-210), tự Công Cẩn, đương thời gọi là Chu Lang, là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc.Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở Xích Bích trước đại quân của Tào Tháo. Trận Xích Bích là trận chiến lớn bậc nhất thời đó, là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giúp phân định cục diện Tam Quốc, nên tên tuổi của ông mãi đi vào lịch sử Trung Quốc.Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Chu Du được mô tả là vị tướng tài trí, có uy tín trong toàn quân.Sử sách ghi lại rằng Chu Du "cao lớn, cường tráng, đẹp trai", nên đương thời gọi là Chu Lang. Từ nhỏ đã rất am hiểu âm luật, nếu nhạc đánh sai một nốt, dù đã uống say, Chu Du vẫn biết ngay.>>>Xem thêm video: Bất ngờ cuộc sống hoàng cung Trung Quốc khác xa với phim ảnh.
1. Gia Cát Lượng: Là một nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là khai quốc công thần, Thừa tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc.
Trong tiểu thuyết Tam Quốc Trí viết: "Lượng có khí chất anh bá, thân cao tám thước, dung mạo thậm vĩ, đẹp khác thế nhân".
Ngoài ra, Gia Cát Lượng còn rất hiểu âm luật, và giỏi chơi đàn. Có một lần Tư Mã Ý đem quân đến đánh, Gia Cát Lượng chỉ ngồi trên thành gẩy đàn cũng khiến Tư Mã Ý sợ gian kế mà lui quân.
Tài năng, nhân hậu và ngoại hình anh tuấn, Gia Cát Lượng quả xứng với hình tượng thần sĩ mà sử sách đã xây dựng.
2. Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi, là một võ tướng cuối thời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông mang trong mình dòng máu người Hán lai người Khương, và được cho là hậu duệ của tướng Mã Viện nhà Đông Hán.
Đương thời Mã Siêu được ca ngợi là võ dũng hơn người, nhưng bị nhiều người phê phán vì thói hung hăng thô bạo (do ảnh hưởng của việc từ nhỏ sống với người Khương).
Mã Siêu là một trong những danh tướng có ngoại hình anh tuấn nhất thời Tam Quốc. Ông có biệt danh là "Cẩm Mã Siêu", nghĩa là Mã Siêu tuyệt mỹ hay đẹp đẽ, chữ "Cẩm" có nghĩa là vải dệt hoa đẹp, gọi là gấm vóc.
Mã Siêu có bờ vai rộng, giọng nói mạnh mẽ, khoác áo choàng trắng và mũ giáp bạc, cưỡi bạch mã cầm trường thương, truy sát khiến Tào Tháo phải cắt râu vứt áo, đại chiến Hứa Chử và Trương Phi. Cuối cùng trở thành một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.
3. Chu Du (175-210), tự Công Cẩn, đương thời gọi là Chu Lang, là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc.
Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở Xích Bích trước đại quân của Tào Tháo. Trận Xích Bích là trận chiến lớn bậc nhất thời đó, là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giúp phân định cục diện Tam Quốc, nên tên tuổi của ông mãi đi vào lịch sử Trung Quốc.
Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Chu Du được mô tả là vị tướng tài trí, có uy tín trong toàn quân.
Sử sách ghi lại rằng Chu Du "cao lớn, cường tráng, đẹp trai", nên đương thời gọi là Chu Lang. Từ nhỏ đã rất am hiểu âm luật, nếu nhạc đánh sai một nốt, dù đã uống say, Chu Du vẫn biết ngay.
>>>Xem thêm video: Bất ngờ cuộc sống hoàng cung Trung Quốc khác xa với phim ảnh.