Thế giới bước vào thời Chiến tranh Lạnh sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Khi ấy, tình hình các nước rất căng thẳng khi diễn ra cuộc đối đầu giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô. Trong bối cảnh nhiều nước chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân, giới chức Anh triển khai dự án chế tạo mìn hạt nhân mang mật danh Blue Peacock (Chim công xanh). Tài liệu về dự án này được giải mật và công bố vào năm 2004.David Hawkings, cựu nhân viên Cơ quan Vũ khí Nguyên tử Anh, cho biết ý tưởng chế tạo mìn hạt nhân được Phòng Chiến tranh Anh đề xuất từ cuối năm 1954. Giới chức Anh đề xuất dự án này nhằm có kế hoạch đối phó trong trường hợp bị tấn công trong tương lai."Mìn hạt nhân không chỉ phá hủy cơ sở hạ tầng trên diện tích lớn mà còn ngăn khu vực đó rơi vào tay kẻ thù vì ô nhiễm phóng xạ trong thời gian dài", ông Hawkings giải thích về mục đích dự án Blue Peacock.Theo kế hoạch, các chuyên gia sẽ nghiên cứu, chế tạo mìn hạt nhân có thể được kích hoạt từ xa nhằm gây thiệt hại tối đa cho đối phương. Nhờ vậy, lực lượng Anh và đồng minh sẽ không gặp thương vong nào.Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh gặp một vấn đề khó khăn khi chế tao mìn hạt nhân là vũ khí này không thể phát nổ nếu nhiệt độ quá thấp, dưới ngưỡng vận hành của thiết bị điện tử bên trong.Vấn đề "hóc búa" này đặt ra thách thức lớn khi dự kiến chúng được chôn trong lòng đất ở phía bắc nước Đức - khu vực vốn có khí hậu tương đối lạnh.Theo kế hoạch, quân đội Anh chế tạo 10 quả mìn hạt nhân. Mỗi quả mìn hạt nhân nặng 7,2 tấn, được tích hợp nhiều cơ cấu chống can thiệp khiến nó có thể phát nổ chỉ trong 10 giây nếu bị di chuyển, đục phá vỏ hoặc nước lọt vào trong.Khi phát nổ, mỗi quả mìn hạt nhân có thể tạo vụ nổ mạnh tương đương 10.000 tấn thuốc nổ TNT, để lại hố sâu có đường kính 375 m và gây ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng.Tuy nhiên, dự án Blue Peacock bị hủy bỏ vào năm 1958. Vào thời điểm ấy, các nhà khoa học của Anh mới chế tạo được 2 nguyên mẫu.Một trong những lý do khiến dự án bị hủy bỏ được cho là vì giới chức Anh lo ngại phóng xạ từ vụ nổ có thể lan rộng và ảnh hưởng tới nước này. Đồng thời, Anh quan ngại những vấn đề chính trị có thể bùng phát khi nước này chôn mìn hạt nhân trên lãnh thổ quốc gia khác.Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Thế giới bước vào thời Chiến tranh Lạnh sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Khi ấy, tình hình các nước rất căng thẳng khi diễn ra cuộc đối đầu giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô. Trong bối cảnh nhiều nước chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân, giới chức Anh triển khai dự án chế tạo mìn hạt nhân mang mật danh Blue Peacock (Chim công xanh). Tài liệu về dự án này được giải mật và công bố vào năm 2004.
David Hawkings, cựu nhân viên Cơ quan Vũ khí Nguyên tử Anh, cho biết ý tưởng chế tạo mìn hạt nhân được Phòng Chiến tranh Anh đề xuất từ cuối năm 1954. Giới chức Anh đề xuất dự án này nhằm có kế hoạch đối phó trong trường hợp bị tấn công trong tương lai.
"Mìn hạt nhân không chỉ phá hủy cơ sở hạ tầng trên diện tích lớn mà còn ngăn khu vực đó rơi vào tay kẻ thù vì ô nhiễm phóng xạ trong thời gian dài", ông Hawkings giải thích về mục đích dự án Blue Peacock.
Theo kế hoạch, các chuyên gia sẽ nghiên cứu, chế tạo mìn hạt nhân có thể được kích hoạt từ xa nhằm gây thiệt hại tối đa cho đối phương. Nhờ vậy, lực lượng Anh và đồng minh sẽ không gặp thương vong nào.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh gặp một vấn đề khó khăn khi chế tao mìn hạt nhân là vũ khí này không thể phát nổ nếu nhiệt độ quá thấp, dưới ngưỡng vận hành của thiết bị điện tử bên trong.
Vấn đề "hóc búa" này đặt ra thách thức lớn khi dự kiến chúng được chôn trong lòng đất ở phía bắc nước Đức - khu vực vốn có khí hậu tương đối lạnh.
Theo kế hoạch, quân đội Anh chế tạo 10 quả mìn hạt nhân. Mỗi quả mìn hạt nhân nặng 7,2 tấn, được tích hợp nhiều cơ cấu chống can thiệp khiến nó có thể phát nổ chỉ trong 10 giây nếu bị di chuyển, đục phá vỏ hoặc nước lọt vào trong.
Khi phát nổ, mỗi quả mìn hạt nhân có thể tạo vụ nổ mạnh tương đương 10.000 tấn thuốc nổ TNT, để lại hố sâu có đường kính 375 m và gây ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng.
Tuy nhiên, dự án Blue Peacock bị hủy bỏ vào năm 1958. Vào thời điểm ấy, các nhà khoa học của Anh mới chế tạo được 2 nguyên mẫu.
Một trong những lý do khiến dự án bị hủy bỏ được cho là vì giới chức Anh lo ngại phóng xạ từ vụ nổ có thể lan rộng và ảnh hưởng tới nước này. Đồng thời, Anh quan ngại những vấn đề chính trị có thể bùng phát khi nước này chôn mìn hạt nhân trên lãnh thổ quốc gia khác.
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.