Trong lịch sử ngoại giao quốc tế, chuyến thăm Paris của Chủ tịch Hồ Chí Minh kéo dài từ 31/5 - 20/10/1946, được ghi nhận là một trong những chuyến thăm chính thức dài nhất của một Nguyên thủ quốc gia tới một quốc gia khác. (Ảnh: Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp Marius Moutet - đại diện Chính phủ Pháp - đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay Le Bourget, Paris.)Ngược dòng lịch sử, vào ngày 31/5/1946, trong bối cảnh đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn, phức tạp sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp. (Ảnh: Buổi đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Paris với sự tham gia của Vệ binh Cộng hòa Pháp. Đứng cạnh Người là cảnh sát trưởng Paris và Bộ trưởng Marius Moutet.)Chuyến thăm của Người là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. (Ảnh: Bộ trưởng Marius Moutet và phái đoàn Pháp tiếp đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris.)Những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp đã làm cho nhiều người trong Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp và dư luận quốc tế chú ý và hiểu rõ về đất nước, con người Việt Nam và thiện chí của nhân dân Việt Nam. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp hình cùng Thủ tướng Pháp Georges Bidault sau một buổi hội đàm ở Paris.)Thời gian ở Pháp cũng là dịp để Người tìm hiểu nội tình giới cầm quyền Pháp, trên cơ sở đó đề ra được những quyết sách đúng đắn ở giai đoạn tiếp theo. (Ảnh: Thủ tướng Georges Bidault bắt tay Chủ tịch Hồ Chí Minh.)Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ trưởng Moutet ký bản Tạm ước như một nỗ lực cuối cũng nhằm cứu vãn nền hòa bình đang bị đe dọa bởi cuộc chiến tranh mà các thế lực thực dân phản động Pháp đang ráo riết triển khai. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh hội đàm với Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp Marius Moutet vào tháng 9/1946 tại Paris.)Các nhà nghiên cứu đánh giá, chuyến công du lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế của Việt Nam, đồng thời là minh chứng cho khát vọng hòa bình, quyết tâm và ý chí độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Tòa thị chính Paris ngày 6/7/1946.)Mời quý độc giả xem video: Toàn văn Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập | VTV24.
Trong lịch sử ngoại giao quốc tế, chuyến thăm Paris của Chủ tịch Hồ Chí Minh kéo dài từ 31/5 - 20/10/1946, được ghi nhận là một trong những chuyến thăm chính thức dài nhất của một Nguyên thủ quốc gia tới một quốc gia khác. (Ảnh: Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp Marius Moutet - đại diện Chính phủ Pháp - đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay Le Bourget, Paris.)
Ngược dòng lịch sử, vào ngày 31/5/1946, trong bối cảnh đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn, phức tạp sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp. (Ảnh: Buổi đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Paris với sự tham gia của Vệ binh Cộng hòa Pháp. Đứng cạnh Người là cảnh sát trưởng Paris và Bộ trưởng Marius Moutet.)
Chuyến thăm của Người là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. (Ảnh: Bộ trưởng Marius Moutet và phái đoàn Pháp tiếp đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris.)
Những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp đã làm cho nhiều người trong Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp và dư luận quốc tế chú ý và hiểu rõ về đất nước, con người Việt Nam và thiện chí của nhân dân Việt Nam. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp hình cùng Thủ tướng Pháp Georges Bidault sau một buổi hội đàm ở Paris.)
Thời gian ở Pháp cũng là dịp để Người tìm hiểu nội tình giới cầm quyền Pháp, trên cơ sở đó đề ra được những quyết sách đúng đắn ở giai đoạn tiếp theo. (Ảnh: Thủ tướng Georges Bidault bắt tay Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ trưởng Moutet ký bản Tạm ước như một nỗ lực cuối cũng nhằm cứu vãn nền hòa bình đang bị đe dọa bởi cuộc chiến tranh mà các thế lực thực dân phản động Pháp đang ráo riết triển khai. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh hội đàm với Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp Marius Moutet vào tháng 9/1946 tại Paris.)
Các nhà nghiên cứu đánh giá, chuyến công du lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế của Việt Nam, đồng thời là minh chứng cho khát vọng hòa bình, quyết tâm và ý chí độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Tòa thị chính Paris ngày 6/7/1946.)
Mời quý độc giả xem video: Toàn văn Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập | VTV24.