Khu vực bến Nhà Rồng, Sài Gòn năm 1866, một trong những hình ảnh xưa nhất về Sài Gòn. Khu Nhà Rồng được Công ty vận tải đường biển Pháp xây dựng từ năm 1863 để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu.Bến Nhà Rồng trong một bức tranh in năm 1872, vẽ lại từ bức ảnh trước.Bến Nhà Rồng trong một bưu thiếp thời thuộc địa. Nhà Rồng được xây theo lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt". Do có hình tượng hai con rồng mà giới bình dân gọi đây là Nhà Rồng.Tàu cập bến Nhà Rồng năm 1890.Khu vực cửa rạch Bến Nghé với bến Nhà Rồng ở bên trái, 1911. Từ bến tàu này, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville để ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911.Nhà Rồng năm 1938 với hai con rồng trên đầu hồi (ngày nay không còn nữa). Sau khi người Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Bến Nhà Rồng được tu sửa lại và trang trí hình rồng trên đỉnh mái được thay đổi hướng ra ngoài.Bến nhà Rồng trong một bức ảnh chụp năm 1965. Ảnh: Ken Kraft.Nhà Rồng năm 1967. Từ năm 1965, tòa nhà được quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ.Khu vực bến Nhà Rồng nhìn bờ kênh Bến Nghé, Sài Gòn năm 1988-1989. Sau năm 1975, tòa nhà thuộc quyền quản lý của Cục đường biển Việt Nam. Ảnh: Günter Mosle.Hiện tại, Nhà Rồng là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP HCM, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Mời quý độc giả xem video: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Khu vực bến Nhà Rồng, Sài Gòn năm 1866, một trong những hình ảnh xưa nhất về Sài Gòn. Khu Nhà Rồng được Công ty vận tải đường biển Pháp xây dựng từ năm 1863 để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu.
Bến Nhà Rồng trong một bức tranh in năm 1872, vẽ lại từ bức ảnh trước.
Bến Nhà Rồng trong một bưu thiếp thời thuộc địa. Nhà Rồng được xây theo lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt". Do có hình tượng hai con rồng mà giới bình dân gọi đây là Nhà Rồng.
Tàu cập bến Nhà Rồng năm 1890.
Khu vực cửa rạch Bến Nghé với bến Nhà Rồng ở bên trái, 1911. Từ bến tàu này, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville để ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911.
Nhà Rồng năm 1938 với hai con rồng trên đầu hồi (ngày nay không còn nữa). Sau khi người Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Bến Nhà Rồng được tu sửa lại và trang trí hình rồng trên đỉnh mái được thay đổi hướng ra ngoài.
Bến nhà Rồng trong một bức ảnh chụp năm 1965. Ảnh: Ken Kraft.
Nhà Rồng năm 1967. Từ năm 1965, tòa nhà được quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ.
Khu vực bến Nhà Rồng nhìn bờ kênh Bến Nghé, Sài Gòn năm 1988-1989. Sau năm 1975, tòa nhà thuộc quyền quản lý của Cục đường biển Việt Nam. Ảnh: Günter Mosle.
Hiện tại, Nhà Rồng là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP HCM, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Mời quý độc giả xem video: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.