Tết cổ truyền không chỉ là điều mang ý nghĩa thiêng liêng với người Việt từ bao đời nay, mà đó còn là thứ hấp dẫn, gây tò mò với nhiều du khách nước ngoài. Trong khoảng từ năm 1920-1950, nhiều nhiếp ảnh gia nước ngoài đã tới thủ đô Hà Nội và Sài Gòn tận hưởng không khí Tết đặc biệt của người dân và ghi lại những khoảnh khắc hiếm có. Ảnh: Tết tại Sài Gòn năm 1949 - Rạp Nguyễn Văn Hảo trên đại lộ Galliéni (nay là Trần Hưng Đạo). Vào ngày Tết, giới trẻ thời đó thường đi xem phim hoặc xem cải lương.Dễ dàng nhận thấy qua những bức ảnh, không khí đón Tết ở Hà Nội trầm lắng hơn, còn ở Sài Gòn những năm 1940, người dân dường như đón Tết linh đình với nhiều hoạt động sôi nổi. Ảnh: Một nhóm thanh niên dựng cột chuẩn bị cho màn biểu diễn múa lân trên đường phố Sài Gòn ngày Tết những năm 1940-1949.Trẻ em thích thú xem múa lân ngày Tết.Múa lân là hoạt động đặc biệt vào ngày Tết cổ truyền, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân.Hình ảnh múa lân ngày Tết năm 1948 ở Sài Gòn.Khung cảnh đông đúc tại chợ Đồng Xuân ngày 30 Tết, thập niên 1920.Một người bán chuối vào ngày Tết năm 1928 ở Hà Nội.Hà Nội tháng 2 năm 1929 - trẻ con xin chữ cầu may mắn đầu năm mới.Một người phụ nữ bán hoa thủy tiên trong phiên chợ Tết ở Hà Nội.Một cửa hàng tranh Tết ở Hà Nội năm 1929.Cảnh mua bán đào ở chợ Đồng Xuân vào ngày Tết ở thủ đô.Không khí sắm Tết ở Hà Nội năm 1930. Thời điểm này, pháo vẫn chưa bị cấm ở Việt Nam.Hoa thủy tiên - loài hoa được ưa chuộng vào ngày Tết của người dân thủ đô những năm 1920-1930.Tết ở Hà Nội thập niên 1920 - Người bán lá dong gói bánh chưng tại chợ Đồng Xuân.Khung cảnh mua bán lá dong tấp nập cận Tết Nguyên đán.Hà Nội thập niên 1920 - Người bán hoa giấy trên phố Hàng Bạc, gần ngày Tết.Một cửa hàng ở Hà Nội bán bóng bay trang trí ngày Tết. Ảnh chụp tháng 1 năm 1928.Xin câu đối ngày Tết là phong tục truyền thống từ bao đời nay của người Việt.Một gia đình Hà Nội giàu có tụ tập trong vườn nhà chụp ảnh lưu niệm vào dịp Tết.Các con chúc Tết cha.
Tết cổ truyền không chỉ là điều mang ý nghĩa thiêng liêng với người Việt từ bao đời nay, mà đó còn là thứ hấp dẫn, gây tò mò với nhiều du khách nước ngoài. Trong khoảng từ năm 1920-1950, nhiều nhiếp ảnh gia nước ngoài đã tới thủ đô Hà Nội và Sài Gòn tận hưởng không khí Tết đặc biệt của người dân và ghi lại những khoảnh khắc hiếm có. Ảnh: Tết tại Sài Gòn năm 1949 - Rạp Nguyễn Văn Hảo trên đại lộ Galliéni (nay là Trần Hưng Đạo). Vào ngày Tết, giới trẻ thời đó thường đi xem phim hoặc xem cải lương.
Dễ dàng nhận thấy qua những bức ảnh, không khí đón Tết ở Hà Nội trầm lắng hơn, còn ở Sài Gòn những năm 1940, người dân dường như đón Tết linh đình với nhiều hoạt động sôi nổi. Ảnh: Một nhóm thanh niên dựng cột chuẩn bị cho màn biểu diễn múa lân trên đường phố Sài Gòn ngày Tết những năm 1940-1949.
Trẻ em thích thú xem múa lân ngày Tết.
Múa lân là hoạt động đặc biệt vào ngày Tết cổ truyền, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân.
Hình ảnh múa lân ngày Tết năm 1948 ở Sài Gòn.
Khung cảnh đông đúc tại chợ Đồng Xuân ngày 30 Tết, thập niên 1920.
Một người bán chuối vào ngày Tết năm 1928 ở Hà Nội.
Hà Nội tháng 2 năm 1929 - trẻ con xin chữ cầu may mắn đầu năm mới.
Một người phụ nữ bán hoa thủy tiên trong phiên chợ Tết ở Hà Nội.
Một cửa hàng tranh Tết ở Hà Nội năm 1929.
Cảnh mua bán đào ở chợ Đồng Xuân vào ngày Tết ở thủ đô.
Không khí sắm Tết ở Hà Nội năm 1930. Thời điểm này, pháo vẫn chưa bị cấm ở Việt Nam.
Hoa thủy tiên - loài hoa được ưa chuộng vào ngày Tết của người dân thủ đô những năm 1920-1930.
Tết ở Hà Nội thập niên 1920 - Người bán lá dong gói bánh chưng tại chợ Đồng Xuân.
Khung cảnh mua bán lá dong tấp nập cận Tết Nguyên đán.
Hà Nội thập niên 1920 - Người bán hoa giấy trên phố Hàng Bạc, gần ngày Tết.
Một cửa hàng ở Hà Nội bán bóng bay trang trí ngày Tết. Ảnh chụp tháng 1 năm 1928.
Xin câu đối ngày Tết là phong tục truyền thống từ bao đời nay của người Việt.
Một gia đình Hà Nội giàu có tụ tập trong vườn nhà chụp ảnh lưu niệm vào dịp Tết.
Các con chúc Tết cha.