Sau Cách mạng tháng 8/1945, vợ chồng GS Nguyễn Phước Vĩnh Bang - Lê Thị Tuất đã mở trường mầm non tư thục đầu tiên tại Hà Nội trên phố Tống Duy Tân cũ (nay là phố Ngọc Hà).Trường mang tên là Trường Mẫu giáo và Cơ bản Bách Thảo vì nằm ngay sát vườn Bách Thảo.Ngôi trường của ông bà giáo sư có 15 cộng sự và gần 300 trẻ em độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi theo học. Ông quy tụ được một đội ngũ nữ giáo viên giỏi, được gọi là “hướng dẫn viên” hoặc “hướng đạo sinh”.Hàng ngày, học sinh được các hướng dẫn viên đưa đi đón về trên tàu điện. Các buổi chiều trẻ được sang chơi hay tập thể dục trong vườn Bách Thảo. Trẻ được học đạo đức, rèn tác phong lễ phép, lịch sự, chú trọng vệ sinh thân thể.Về cơ sở vật chất, trường được trang bị khá đầy đủ, có cả bể bơi, sân chơi rộng với xích đu và bập bênh, có một sân cỏ làm sân bóng đá. Bàn ghế lớp học đều đặt đóng riêng. Có phòng ăn rộng, có chỗ cho trẻ ngủ buổi trưa...Nhà trường áp dụng tư tưởng giáo dục rất nhân văn và tiến bộ: Nhận trẻ nhà giàu cũng như trẻ nhà nghèo, những trẻ khỏe mạnh cứng cáp cũng như những trẻ ốm yếu, có gia cảnh bất hạnh...Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12/1946, trường mầm non Bách Thảo phải đóng cửa, khép lại một ý tưởng khai mở thực hành giáo dục mầm non của vợ chồng ông Vĩnh Bang và bà Lê Thị Tuất cùng những cộng sự của họ.Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, vợ chồng GS Nguyễn Phước Vĩnh Bang - Lê Thị Tuất đã mở trường mầm non tư thục đầu tiên tại Hà Nội trên phố Tống Duy Tân cũ (nay là phố Ngọc Hà).
Trường mang tên là Trường Mẫu giáo và Cơ bản Bách Thảo vì nằm ngay sát vườn Bách Thảo.
Ngôi trường của ông bà giáo sư có 15 cộng sự và gần 300 trẻ em độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi theo học. Ông quy tụ được một đội ngũ nữ giáo viên giỏi, được gọi là “hướng dẫn viên” hoặc “hướng đạo sinh”.
Hàng ngày, học sinh được các hướng dẫn viên đưa đi đón về trên tàu điện. Các buổi chiều trẻ được sang chơi hay tập thể dục trong vườn Bách Thảo. Trẻ được học đạo đức, rèn tác phong lễ phép, lịch sự, chú trọng vệ sinh thân thể.
Về cơ sở vật chất, trường được trang bị khá đầy đủ, có cả bể bơi, sân chơi rộng với xích đu và bập bênh, có một sân cỏ làm sân bóng đá. Bàn ghế lớp học đều đặt đóng riêng. Có phòng ăn rộng, có chỗ cho trẻ ngủ buổi trưa...
Nhà trường áp dụng tư tưởng giáo dục rất nhân văn và tiến bộ: Nhận trẻ nhà giàu cũng như trẻ nhà nghèo, những trẻ khỏe mạnh cứng cáp cũng như những trẻ ốm yếu, có gia cảnh bất hạnh...
Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12/1946, trường mầm non Bách Thảo phải đóng cửa, khép lại một ý tưởng khai mở thực hành giáo dục mầm non của vợ chồng ông Vĩnh Bang và bà Lê Thị Tuất cùng những cộng sự của họ.
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.