Nhà hát Lớn Hải Phòng được khởi công xây dựng vào năm 1904 và đến năm 1912 thì hoàn thành. Địa điểm được chọn để xây dựng nhà hát là nền chợ cao ráo, rộng rãi của làng cổ An Biên.Công trình được thiết kế rất kiểu cách theo nguyên mẫu nhà hát Paris, nguyên vật liệu xây dựng được mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ và nhân công Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp.Vể tổng quan, kiến trúc Nhà hát lớn Hải Phòng được xây dựng theo phong cách Baroque, là loại hình nghệ thuật kiến trúc xuất hiện ở Italia và trở thành khuynh hướng kiến trúc lớn ở châu Âu từ cuối thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 18.Các kiến trúc sư khi xây dựng nhà hát đã tận dụng các đường cong để tạo nhịp điệu và những không gian phong phú, sinh động.Mặt trước nhà hát có bốn cột trụ áp sát vào tường để tăng độ vững của công trình.Về trang trí thì tiêu biểu nhất của nhà hát lớn phải kể đến hình tượng chiếc đàn Lia - biểu tượng cho âm nhạc cổ điển phương Tây - tại điểm cao nhất của mặt tiền.Ngoài Nhà hát Lớn ở Hải Phòng, ở Việt Nam thời thuộc địa chỉ có hai thành phố khác có nhà hát lớn là Hà Nội và Sài Gòn. Cả ba nhà hát đều là di tích kiến trúc có tầm quan đặc biệt của Việt Nam.Một số hình ảnh khác về Nhà hát Lớn Hải Phòng xưa.Mời quý độc giả xem video: Văn hóa uống trà của người Việt xưa và nay. Nguồn: VTC.
Nhà hát Lớn Hải Phòng được khởi công xây dựng vào năm 1904 và đến năm 1912 thì hoàn thành. Địa điểm được chọn để xây dựng nhà hát là nền chợ cao ráo, rộng rãi của làng cổ An Biên.
Công trình được thiết kế rất kiểu cách theo nguyên mẫu nhà hát Paris, nguyên vật liệu xây dựng được mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ và nhân công Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp.
Vể tổng quan, kiến trúc Nhà hát lớn Hải Phòng được xây dựng theo phong cách Baroque, là loại hình nghệ thuật kiến trúc xuất hiện ở Italia và trở thành khuynh hướng kiến trúc lớn ở châu Âu từ cuối thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 18.
Các kiến trúc sư khi xây dựng nhà hát đã tận dụng các đường cong để tạo nhịp điệu và những không gian phong phú, sinh động.
Mặt trước nhà hát có bốn cột trụ áp sát vào tường để tăng độ vững của công trình.
Về trang trí thì tiêu biểu nhất của nhà hát lớn phải kể đến hình tượng chiếc đàn Lia - biểu tượng cho âm nhạc cổ điển phương Tây - tại điểm cao nhất của mặt tiền.
Ngoài Nhà hát Lớn ở Hải Phòng, ở Việt Nam thời thuộc địa chỉ có hai thành phố khác có nhà hát lớn là Hà Nội và Sài Gòn. Cả ba nhà hát đều là di tích kiến trúc có tầm quan đặc biệt của Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về Nhà hát Lớn Hải Phòng xưa.
Mời quý độc giả xem video: Văn hóa uống trà của người Việt xưa và nay. Nguồn: VTC.