Mộ Quận chúa là tên gọi của một khu mộ cổ có lai lịch bí ẩn, được cho là thuộc về hoàng tộc Nguyễn, nằm tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.Khu mộ cổ này tọa lạc trên mảnh đất rộng chừng 500 mét vuông, cây cỏ um tùm. Công trình có quy mô rất bề thế, được xây bằng đá và hợp chất vôi, cát, theo kiểu thức thường thấy ở mộ của những người thuộc giới giới quan lại, quý tộc Việt thời xưa.Theo những lời đồn đại được lưu truyền của nhiều thế hệ của cư dân địa phương, người nằm dưới mộ cổ Ba Động có thể là chị hoặc em của vua Gia Long. Đó là lý do khiến khu mộ được gọi là mộ “mộ Quận chúa”.Tương truyền, trên đường chạy trốn sự truy nã của quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh từng lưu lạc ở ấp Ba Động. Trong thời gian này, có thể một người chị em của Nguyễn Ánh đã mất và được an táng tại đây.Khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây lại mộ của bà đúng với quy mô hoàng tộc. Do các đổi thay của lịch sử mà không còn tư liệu chính thức nào về ngôi mộ ở Ba Động được lưu giữ.Theo giới nghiên cứu lịch sử, ở các quốc gia Đông Á, “quận chúa” là một tước vị thường được phong cho con gái của các vị vương, tức vương nữ. Trong chế độ hoàng quyền, quận chúa là cháu gọi các hoàng đế đương thời bằng chú bác.Lịch sử Việt Nam ghi nhận một số quận chúa nổi tiếng như Anh Nguyên quận chúa - con gái của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, Ngọc Hoa quận chúa - con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, Ứng Thụy quận chúa - con gái của vua nữ Lý Chiêu Hoàng...Trong các sử liệu Việt Nam thời cận và hiện đại, tước vị quận chúa lại hay bị nhầm là em gái ruột của các hoàng đế. Sự nhầm lẫn này phổ biến từ cuối thế kỷ 19 trở đi.Trở lại với ngôi mội quận chúa Ba Động, cho đến nay ngôi mộ được coi là một bí ẩn đang chờ các nhà sử học, khảo cổ học nghiên cứu làm sáng tỏ gốc tích.Theo cán bộ quản lý của Phòng VHTT thị xã Duyên Hải, trong thời gian tới, khi điều kiện cho phép, địa phương sẽ mời các chuyên gia về khảo cổ học tiến hành khai quật khu mộ.Mục đích của việc khai quật này nhằm xác định danh tính, phục vụ cho công việc nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, phục vụ du lịch, cũng như để vạch ra phương hướng bảo tồn giá trị của ngôi mộ cổ.Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Mộ Quận chúa là tên gọi của một khu mộ cổ có lai lịch bí ẩn, được cho là thuộc về hoàng tộc Nguyễn, nằm tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Khu mộ cổ này tọa lạc trên mảnh đất rộng chừng 500 mét vuông, cây cỏ um tùm. Công trình có quy mô rất bề thế, được xây bằng đá và hợp chất vôi, cát, theo kiểu thức thường thấy ở mộ của những người thuộc giới giới quan lại, quý tộc Việt thời xưa.
Theo những lời đồn đại được lưu truyền của nhiều thế hệ của cư dân địa phương, người nằm dưới mộ cổ Ba Động có thể là chị hoặc em của vua Gia Long. Đó là lý do khiến khu mộ được gọi là mộ “mộ Quận chúa”.
Tương truyền, trên đường chạy trốn sự truy nã của quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh từng lưu lạc ở ấp Ba Động. Trong thời gian này, có thể một người chị em của Nguyễn Ánh đã mất và được an táng tại đây.
Khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây lại mộ của bà đúng với quy mô hoàng tộc. Do các đổi thay của lịch sử mà không còn tư liệu chính thức nào về ngôi mộ ở Ba Động được lưu giữ.
Theo giới nghiên cứu lịch sử, ở các quốc gia Đông Á, “quận chúa” là một tước vị thường được phong cho con gái của các vị vương, tức vương nữ. Trong chế độ hoàng quyền, quận chúa là cháu gọi các hoàng đế đương thời bằng chú bác.
Lịch sử Việt Nam ghi nhận một số quận chúa nổi tiếng như Anh Nguyên quận chúa - con gái của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, Ngọc Hoa quận chúa - con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, Ứng Thụy quận chúa - con gái của vua nữ Lý Chiêu Hoàng...
Trong các sử liệu Việt Nam thời cận và hiện đại, tước vị quận chúa lại hay bị nhầm là em gái ruột của các hoàng đế. Sự nhầm lẫn này phổ biến từ cuối thế kỷ 19 trở đi.
Trở lại với ngôi mội quận chúa Ba Động, cho đến nay ngôi mộ được coi là một bí ẩn đang chờ các nhà sử học, khảo cổ học nghiên cứu làm sáng tỏ gốc tích.
Theo cán bộ quản lý của Phòng VHTT thị xã Duyên Hải, trong thời gian tới, khi điều kiện cho phép, địa phương sẽ mời các chuyên gia về khảo cổ học tiến hành khai quật khu mộ.
Mục đích của việc khai quật này nhằm xác định danh tính, phục vụ cho công việc nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, phục vụ du lịch, cũng như để vạch ra phương hướng bảo tồn giá trị của ngôi mộ cổ.
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.