Nằm ở vùng đồng bằng trung tâm của cao nguyên Xiengkhuang, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào, cánh đồng Chum là một một trong những địa điểm khảo cổ học nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh: World Atlas.Khu vực này có hàng ngàn chum đá nằm rải rác thành từng cụm với số lượng từ một cho đến 400 chum. Có tổng cộng hơn 90 địa điểm có chum đá đã được phát hiện tại tỉnh Xiengkhuang. Ảnh: Lifepart2andbeyond.com.Những chiếc chum ở cánh đồng chum có hình trụ với đáy lớn hơn miệng, rất đa dạng về kích thước. Đường kính mỗi chiếc chum dao động từ 1-3 mét. Tất cả đều được đẽo từ những tảng đá nguyên khối. Ảnh: Eyevine.Từ một số nắp bằng đá được tìm thấy, người ta phỏng đoán rằng ban đầu tất cả chum đều có nắp đậy. Phần lớn trong số đó đã bị hỏng theo thời gian do làm từ vật liệu không bền vững như gỗ. Ảnh: A World Away.Giám định niên đại cho thấy những chiếc chum được tạo tác liên tục trong một thời gian rất dài, từ khoảng năm 500 TCN đến 800 SCN. Ảnh: National Geographic.Các chuyên gia cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt. Các cuộc khai quật gần đây đã củng cố giả thuyết này với việc phát hiện ra xương người, đồ gốm sứ và đồ tùy táng khác trong một số chum. Ảnh: Lifepart2andbeyond.com.Chủ nhân thực sự của cánh đồng Chum đến nay vẫn là ẩn số. Nhiều khả năng đó là một cộng đồng người sử dụng ngữ tộc Môn - Khmer, nhóm nhân chủng phổ biến ở Đông Nam Á thời cổ đại. Ảnh: Land of Size.Nhà khảo cổ học nữ người Pháp Madeleine Colani (1866-1843), một chuyên gia của Viện Viễn Đông Bác cổ, nhận định rằng cánh đồng Chum có liên hệ với một con đường bộ hành từ Bắc Ấn Độ. Ảnh: South China Morning Post.Vào những năm 1930, bà đã cùng với nhóm nghiên cứu của mình khai quật một cách hệ thống cánh đồng Chum và phát hiện ra một hang động trong khu vực với các di hài của người, bao gồm cả xương và tro bị đốt. Ảnh: Whereintheworldisnina.com.Vào thập niên 1960-1970, quân đội Mỹ đã trút một lượng bom đạn khổng lồ xuống cánh đồng Chum. Những vật liệu nổ sót lại khiên nơi đây là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Couchfish - Substack.Để đảm bảo an toàn, du khách đến cánh đồng Chum chỉ được tham quan ba vị trí và phải tuân theo chỉ dẫn của các biển báo về bom chưa nổ. Dù vậy, nhiều người vẫn không để ý đến các biển báo này và di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Ảnh: TripZilla.Vào năm 2019, cánh đồng Chum ở Xiengkhuang đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là địa điểm thứ ba của Lào nhận được danh hiệu này, sau cố đô Luang Prabang và đền Wat Phou. Ảnh: InsideAsia Tours.Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
Nằm ở vùng đồng bằng trung tâm của cao nguyên Xiengkhuang, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào, cánh đồng Chum là một một trong những địa điểm khảo cổ học nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh: World Atlas.
Khu vực này có hàng ngàn chum đá nằm rải rác thành từng cụm với số lượng từ một cho đến 400 chum. Có tổng cộng hơn 90 địa điểm có chum đá đã được phát hiện tại tỉnh Xiengkhuang. Ảnh: Lifepart2andbeyond.com.
Những chiếc chum ở cánh đồng chum có hình trụ với đáy lớn hơn miệng, rất đa dạng về kích thước. Đường kính mỗi chiếc chum dao động từ 1-3 mét. Tất cả đều được đẽo từ những tảng đá nguyên khối. Ảnh: Eyevine.
Từ một số nắp bằng đá được tìm thấy, người ta phỏng đoán rằng ban đầu tất cả chum đều có nắp đậy. Phần lớn trong số đó đã bị hỏng theo thời gian do làm từ vật liệu không bền vững như gỗ. Ảnh: A World Away.
Giám định niên đại cho thấy những chiếc chum được tạo tác liên tục trong một thời gian rất dài, từ khoảng năm 500 TCN đến 800 SCN. Ảnh: National Geographic.
Các chuyên gia cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt. Các cuộc khai quật gần đây đã củng cố giả thuyết này với việc phát hiện ra xương người, đồ gốm sứ và đồ tùy táng khác trong một số chum. Ảnh: Lifepart2andbeyond.com.
Chủ nhân thực sự của cánh đồng Chum đến nay vẫn là ẩn số. Nhiều khả năng đó là một cộng đồng người sử dụng ngữ tộc Môn - Khmer, nhóm nhân chủng phổ biến ở Đông Nam Á thời cổ đại. Ảnh: Land of Size.
Nhà khảo cổ học nữ người Pháp Madeleine Colani (1866-1843), một chuyên gia của Viện Viễn Đông Bác cổ, nhận định rằng cánh đồng Chum có liên hệ với một con đường bộ hành từ Bắc Ấn Độ. Ảnh: South China Morning Post.
Vào những năm 1930, bà đã cùng với nhóm nghiên cứu của mình khai quật một cách hệ thống cánh đồng Chum và phát hiện ra một hang động trong khu vực với các di hài của người, bao gồm cả xương và tro bị đốt. Ảnh: Whereintheworldisnina.com.
Vào thập niên 1960-1970, quân đội Mỹ đã trút một lượng bom đạn khổng lồ xuống cánh đồng Chum. Những vật liệu nổ sót lại khiên nơi đây là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Couchfish - Substack.
Để đảm bảo an toàn, du khách đến cánh đồng Chum chỉ được tham quan ba vị trí và phải tuân theo chỉ dẫn của các biển báo về bom chưa nổ. Dù vậy, nhiều người vẫn không để ý đến các biển báo này và di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Ảnh: TripZilla.
Vào năm 2019, cánh đồng Chum ở Xiengkhuang đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là địa điểm thứ ba của Lào nhận được danh hiệu này, sau cố đô Luang Prabang và đền Wat Phou. Ảnh: InsideAsia Tours.
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.