Theo cuốn "Chuyện Đông chuyện Tây", phò mã là tước vị dành cho chồng của công chúa, tức con rể của vua, hoàng đế hoặc quốc vương. Con rể của vua ban đầu được gọi là "hoàng tế". Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, từ đời Hán, Ngụy, Tấn, hoàng đế tuần du, các cỗ xe lập thành từng đội, trong đó xe hoàng đế là "chính xa", xe các quan thị tòng "phó xa". Vì lý do an ninh, các xe đều giống nhau, không biết hoàng đế ngồi xe nào. Người chỉ huy các xe gọi là Phụ Mã Đô Úy - âm xưa là phò mã. Sau một vụ chính quan Phụ Mã Đô úy hành thích hoàng đế, từ đời Tấn, Tư Mã Viêm là người đầu tiên quy định chỉ con rể của mình mới được đảm nhiệm chức này. Về sau, các hoàng đế cũng áp dụng chỉ hoàng tế mới được phong Phò Mã Đô Úy.
Trong lịch sử nghìn năm của chế độ phong kiến Việt Nam, một người từng hai lần được phong là phò mã. Đó chính là trường hợp của Dương Tự Minh, phò mã của triều Lý.
Dương Tự Minh, còn gọi là Đức Thánh Đuổm hay Cao Sơn Quý Minh, dân tộc Tày, người làng Quan Triều tỉnh Thái Nguyên. Ông từng được vua Lý Nhân Tông gả công chúa Diên Bình năm 1127, sau lại được vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung. Ông là người Việt duy nhất được hai vua gả con gái.
Sau khi qua đời, phò mã Dương Tự Minh được nhân dân suy tôn là Đức thánh Đuổm. Ở Thái Nguyên, đền Đuổm được xây dựng năm 1180 vào thời vua Lý Cao Tông, dưới chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Đây là nơi thờ tự chính Dương Tự Minh. Dưới tán cổ thụ hàng trăm năm tuổi là ba ngôi đền tôn nghiêm (thờ phủ Bà, Dương Tự Minh và thờ Mẫu), phong cảnh hùng vĩ, hữu tình, nhiều những ngọn núi đá tự thiên. Ngoài ra, một vùng rộng lớn từ Bắc Kạn, Thái nguyên, Bắc Giang, nhiều nơi dựng đình miếu thờ Đức Thánh Đuổm.
Hàng năm, nhân dân địa phương mở lễ hội Đền Đuổm vào ngày 6-8 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ Đức Thánh Đuổm. Lễ hội có dâng hương, rước Đức Thánh và đọc văn tế tôn vinh. Lễ hội Đền Đuổm thường đông người đến dự.
Thái Nguyên nhiều danh thắng, trong đó có Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà. Hang Phượng Hoàng, hang Suối Mỏ Gà là quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên có bảo tàng dân tộc học, được xây dựng năm 1960 trên khuôn viên rộng, có nhiều cây cổ thụ, nằm ở trung tâm TP Thái Nguyên. Bảo tàng có tổng diện tích khoảng 39.000 m2 với hơn 3.000 m2 sử dụng cho khu trưng bày, kho bảo quản hiện vật và các hoạt động khác. Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 đơn vị tài liệu hiện vật gốc quý hiếm, thuộc di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam.
Tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó, 2 thành phố là Thái Nguyên và Sông Công. Phổ Yên là thị xã duy nhất của tỉnh, ngoài ra có 6 đơn vị hành chính cấp huyện.
Theo cuốn "Chuyện Đông chuyện Tây", phò mã là tước vị dành cho chồng của công chúa, tức con rể của vua, hoàng đế hoặc quốc vương. Con rể của vua ban đầu được gọi là "hoàng tế". Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, từ đời Hán, Ngụy, Tấn, hoàng đế tuần du, các cỗ xe lập thành từng đội, trong đó xe hoàng đế là "chính xa", xe các quan thị tòng "phó xa". Vì lý do an ninh, các xe đều giống nhau, không biết hoàng đế ngồi xe nào. Người chỉ huy các xe gọi là Phụ Mã Đô Úy - âm xưa là phò mã. Sau một vụ chính quan Phụ Mã Đô úy hành thích hoàng đế, từ đời Tấn, Tư Mã Viêm là người đầu tiên quy định chỉ con rể của mình mới được đảm nhiệm chức này. Về sau, các hoàng đế cũng áp dụng chỉ hoàng tế mới được phong Phò Mã Đô Úy.
Trong lịch sử nghìn năm của chế độ phong kiến Việt Nam, một người từng hai lần được phong là phò mã. Đó chính là trường hợp của Dương Tự Minh, phò mã của triều Lý.
Dương Tự Minh, còn gọi là Đức Thánh Đuổm hay Cao Sơn Quý Minh, dân tộc Tày, người làng Quan Triều tỉnh Thái Nguyên. Ông từng được vua Lý Nhân Tông gả công chúa Diên Bình năm 1127, sau lại được vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung. Ông là người Việt duy nhất được hai vua gả con gái.
Sau khi qua đời, phò mã Dương Tự Minh được nhân dân suy tôn là Đức thánh Đuổm. Ở Thái Nguyên, đền Đuổm được xây dựng năm 1180 vào thời vua Lý Cao Tông, dưới chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Đây là nơi thờ tự chính Dương Tự Minh. Dưới tán cổ thụ hàng trăm năm tuổi là ba ngôi đền tôn nghiêm (thờ phủ Bà, Dương Tự Minh và thờ Mẫu), phong cảnh hùng vĩ, hữu tình, nhiều những ngọn núi đá tự thiên. Ngoài ra, một vùng rộng lớn từ Bắc Kạn, Thái nguyên, Bắc Giang, nhiều nơi dựng đình miếu thờ Đức Thánh Đuổm.
Hàng năm, nhân dân địa phương mở lễ hội Đền Đuổm vào ngày 6-8 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ Đức Thánh Đuổm. Lễ hội có dâng hương, rước Đức Thánh và đọc văn tế tôn vinh. Lễ hội Đền Đuổm thường đông người đến dự.
Thái Nguyên nhiều danh thắng, trong đó có Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà. Hang Phượng Hoàng, hang Suối Mỏ Gà là quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên có bảo tàng dân tộc học, được xây dựng năm 1960 trên khuôn viên rộng, có nhiều cây cổ thụ, nằm ở trung tâm TP Thái Nguyên. Bảo tàng có tổng diện tích khoảng 39.000 m2 với hơn 3.000 m2 sử dụng cho khu trưng bày, kho bảo quản hiện vật và các hoạt động khác. Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 đơn vị tài liệu hiện vật gốc quý hiếm, thuộc di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam.
Tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó, 2 thành phố là Thái Nguyên và Sông Công. Phổ Yên là thị xã duy nhất của tỉnh, ngoài ra có 6 đơn vị hành chính cấp huyện.