1. Nằm trên đường Thanh Niên, đền Quán Thánh chính là quán Trấn Vũ trong Thăng Long tứ quán - 4 quán thờ đạo Lão nổi tiếng nhất thành Thăng Long xưa. Theo các tư liệu cổ, đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Đây là ngôi đền có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất của Hà Nội.Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc theo quan niệm của đạo Lão. Ngài cũng được coi là một vị thần hộ mệnh của Kinh thành Thăng Long.Ngôi chính điện (bái đường) của đền là nơi đặt thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Bức tượng được đúc năm 1677, thời vua Lê Hy Tông, là một công trình nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho kỹ thuật đúc đồng của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.2. Chùa Huyền Thiên (số 54 phố Hàng Khoai) là quán Huyền Thiên trong Thăng Long tứ quán xưa. Theo các sử liệu, quán Huyền Thiên được lập từ thời Lý và sớm nổi tiếng như một trung tâm tu học đạo Lão, trong thời hoàng kim của tôn giáo này ở Việt Nam.Cuối thời Hậu Lê, đạo Lão suy tàn, quán Huyền Thiên chuyển thành chùa thờ Phật. Công trình được tu bổ, sửa chữa nhiều lần và định hình kiến trúc từ cuối thời Nguyễn. Sau khi bị phá hủy do chiến tranh, chùa được xây lại năm 1948, trùng tu lớn năm 2014.Dấu ấn của đạo Lão vẫn hiện diện rõ nét tại chùa Huyền Thiên, thể hiện qua pho tượng ngài Huyền Thiên Trấn Vũ có kích thước lớn, được tạo tác sinh động, đặt ở nhà bái đường.3. Chùa Kim Cổ (73 phố Đường Thành) là quán Đồng Thiên trong Thăng Long tứ quán. Theo sử sách, chùa Kim Cổ xưa thuộc địa phận thôn Kim Cổ, vốn là nơi tọa lạc cung điện vua Lý Thánh Tông xây dựng cho Nguyên Phi Ỷ Lan.Thời gian ở đây, bà Nguyên phi đã cho dựng Đồng Thiên quán. Đầu thời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái. Trên khu nền quán cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Thời vua Tự Đức, đền thờ thêm cả Phật và chuyển thành chùa Kim Cổ.Ngày nay, dấu tích của đạo Lão ở chùa Kim Cổ chỉ còn thể hiện ở bộ tượng Tam Thanh - ba vị thần tối cao trong thế giới quan của đạo Lão. Các tượng này có kích cỡ tương đối nhỏ, mới được sư trụ trì đặt vào trước bàn thờ Phật thời gian gần đây.4. Chùa Vua (33 phố Thịnh Yên) là quán Đế Thích trong Thăng Long tứ quán. Quán có từ thế kỷ 15, do một ông hoàng thời Hậu Lê sáng lập do tình yêu với môn cờ tướng (Đế Thích được dân gian coi là vua của môn cờ tướng).Đế Thích (Indra) vốn là một vị thần Hindu giáo, khi du nhập vào đạo Lão thì trở thành Ngọc Hoàng Thượng đế, hay "ông Trời" trong quan niệm bình dân. Ở chùa Vua, vị thần này được thờ ở điện Thiên Đế, một công trình có bái đường rộng 5 gian kết nối với thượng điện thu hẹp vào ở phía sau. Giữa sân chùa Vua có sự hiện diện của một bàn cờ tướng khổng lồ, là nơi diễn ra các cuộc đấu cờ người, hoạt động truyền thống thường niên ở chùa Vua. Đây cũng là công trình mang ý nghĩa tôn vinh vua cờ Đế Thích.5. Dù không nổi tiếng bằng Thăng Long tứ quán, Bích Câu đạo quán (số 14 phố Cát Linh) cũng là một đạo quán quan trọng của thành Thăng Long xưa. Đạo quán này được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15) để các đạo sĩ luyện phép trường sinh và thờ cúng thần tiên.Với cảnh quan đẹp, suốt thời Lê sơ, Bích Câu đạo quán là một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh đô. Đến thời Lê Trung Hưng, Đạo giáo suy thoái, phần lớn đạo quán dần dần trở thành đền, chùa. Bích Câu Đạo quán cũng chuyển sang thờ Phật và thờ Mẫu.Ngày nay Bích Câu đạo quán vẫn có một gian thờ tiên ông Trần Tú Uyên - vị thần đạo Lão bản địa của Việt Nam. Nơi đây cũng được biết đến như một "chiếu” ca trù đặc sắc, quy tụ nhiều danh ca trên đất Hà thành nhiều thập niên qua.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm trên đường Thanh Niên, đền Quán Thánh chính là quán Trấn Vũ trong Thăng Long tứ quán - 4 quán thờ đạo Lão nổi tiếng nhất thành Thăng Long xưa. Theo các tư liệu cổ, đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Đây là ngôi đền có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất của Hà Nội.
Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc theo quan niệm của đạo Lão. Ngài cũng được coi là một vị thần hộ mệnh của Kinh thành Thăng Long.
Ngôi chính điện (bái đường) của đền là nơi đặt thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Bức tượng được đúc năm 1677, thời vua Lê Hy Tông, là một công trình nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho kỹ thuật đúc đồng của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.
2. Chùa Huyền Thiên (số 54 phố Hàng Khoai) là quán Huyền Thiên trong Thăng Long tứ quán xưa. Theo các sử liệu, quán Huyền Thiên được lập từ thời Lý và sớm nổi tiếng như một trung tâm tu học đạo Lão, trong thời hoàng kim của tôn giáo này ở Việt Nam.
Cuối thời Hậu Lê, đạo Lão suy tàn, quán Huyền Thiên chuyển thành chùa thờ Phật. Công trình được tu bổ, sửa chữa nhiều lần và định hình kiến trúc từ cuối thời Nguyễn. Sau khi bị phá hủy do chiến tranh, chùa được xây lại năm 1948, trùng tu lớn năm 2014.
Dấu ấn của đạo Lão vẫn hiện diện rõ nét tại chùa Huyền Thiên, thể hiện qua pho tượng ngài Huyền Thiên Trấn Vũ có kích thước lớn, được tạo tác sinh động, đặt ở nhà bái đường.
3. Chùa Kim Cổ (73 phố Đường Thành) là quán Đồng Thiên trong Thăng Long tứ quán. Theo sử sách, chùa Kim Cổ xưa thuộc địa phận thôn Kim Cổ, vốn là nơi tọa lạc cung điện vua Lý Thánh Tông xây dựng cho Nguyên Phi Ỷ Lan.
Thời gian ở đây, bà Nguyên phi đã cho dựng Đồng Thiên quán. Đầu thời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái. Trên khu nền quán cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Thời vua Tự Đức, đền thờ thêm cả Phật và chuyển thành chùa Kim Cổ.
Ngày nay, dấu tích của đạo Lão ở chùa Kim Cổ chỉ còn thể hiện ở bộ tượng Tam Thanh - ba vị thần tối cao trong thế giới quan của đạo Lão. Các tượng này có kích cỡ tương đối nhỏ, mới được sư trụ trì đặt vào trước bàn thờ Phật thời gian gần đây.
4. Chùa Vua (33 phố Thịnh Yên) là quán Đế Thích trong Thăng Long tứ quán. Quán có từ thế kỷ 15, do một ông hoàng thời Hậu Lê sáng lập do tình yêu với môn cờ tướng (Đế Thích được dân gian coi là vua của môn cờ tướng).
Đế Thích (Indra) vốn là một vị thần Hindu giáo, khi du nhập vào đạo Lão thì trở thành Ngọc Hoàng Thượng đế, hay "ông Trời" trong quan niệm bình dân. Ở chùa Vua, vị thần này được thờ ở điện Thiên Đế, một công trình có bái đường rộng 5 gian kết nối với thượng điện thu hẹp vào ở phía sau.
Giữa sân chùa Vua có sự hiện diện của một bàn cờ tướng khổng lồ, là nơi diễn ra các cuộc đấu cờ người, hoạt động truyền thống thường niên ở chùa Vua. Đây cũng là công trình mang ý nghĩa tôn vinh vua cờ Đế Thích.
5. Dù không nổi tiếng bằng Thăng Long tứ quán, Bích Câu đạo quán (số 14 phố Cát Linh) cũng là một đạo quán quan trọng của thành Thăng Long xưa. Đạo quán này được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15) để các đạo sĩ luyện phép trường sinh và thờ cúng thần tiên.
Với cảnh quan đẹp, suốt thời Lê sơ, Bích Câu đạo quán là một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh đô. Đến thời Lê Trung Hưng, Đạo giáo suy thoái, phần lớn đạo quán dần dần trở thành đền, chùa. Bích Câu Đạo quán cũng chuyển sang thờ Phật và thờ Mẫu.
Ngày nay Bích Câu đạo quán vẫn có một gian thờ tiên ông Trần Tú Uyên - vị thần đạo Lão bản địa của Việt Nam. Nơi đây cũng được biết đến như một "chiếu” ca trù đặc sắc, quy tụ nhiều danh ca trên đất Hà thành nhiều thập niên qua.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.