Lã Mông là một trong số 5 người có cái chết kỳ quái nhất thời Tam Quốc. Theo các ghi chép, sau khi chiếm được Kinh Châu, vị tướng này được Tôn Quyền bày tiệc rượu ăn mừng.Trong bữa tiệc, Lã Mông uống một chút rượu. Khi đang cầm chén rượu trong tay, ông đột nhiên ném xuống đất. Dân gian đồn rằng, Lã Mông nhìn thấy hồn ma Quan Vũ hiện về nên sợ hãi. Không những vậy, Lã Mông còn bị hồn ma nhập nên đẩy ngã Tôn Quyền, ngồi lên ngai vàng và tự xưng là Quan Vũ. Cuối cùng, Lã Mông chết bất đắc kỳ tử.Trong tiểu thuyết kinh điển Tam quốc Diễn nghĩa của La Quán Trung, Chu Du được mô tả là đối thủ của Gia Cát Lượng. Chu Du là vị tướng tài, có uy tín trong toàn quân nhưng có nhược điểm là đố kỵ. Vì thua kém tài năng khi so sánh với Gia Cát Lượng nên ông luôn tìm cách hãm hại đối phương.Trước sự đố kỵ của Chu Du, Gia Cát Lượng cũng bày kế chọc tức đối phương 3 lần. Do tức giận nên vết thương của Chu Du tái phát. Hậu quả là ông nôn ra máu và chết. Trước khi chết, Chu Du còn than rằng: "Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng".Là người thông minh, đa mưu túc trí, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng nổi tiếng lịch sử với khả năng dự đoán cái chết của bản thân. Theo ghi chép, trong lần Bắc phạt thứ 6, ông quan sát thiên văn và biết bản thân sắp gặp vận hạn và có thể không qua khỏi.Để hóa giải vận hạn, Gia Cát Lượng cho người bày "thất tinh đăng". Sau 6 ngày, sức khỏe của ông tốt lên và không có chuyển biến xấu. Thế nhưng khi quân Ngụy tới quấy nhiễu quân Thục, Ngụy Diên lúc bấy giờ vội vàng chạy vào lều bẩm báo Gia Cát Lượng. Do bất cẩn nên Ngụy Diên làm đổ ngọn đèn chủ đạo trong 7 ngọn đèn mà Gia Cát Lượng bày trận để kéo dài mạng sống. Không lâu sau đó, Gia Cát Lượng chết.Là một nhân vật lớn nổi tiếng Tam quốc, Tào Tháo cũng có cái chết không giống ai. Theo sử sách, khi mở hộp chứa thủ cấp của Quan Vũ, Tào Tháo kinh sợ khi nhìn thấy râu tóc của hổ tướng này dựng đứng lên, mắt nhìn trừng trừng. Vì quá kinh sợ nên căn bệnh đau đầu của Tào Tháo tái phát.Thần y Hoa Đà được triệu đến chữa bệnh đau đầu cho Tào Tháo. Sau khi khám bệnh, Hoa Đà đề nghị bổ đầu Tào Tháo để phẫu thuật, chữa trị tận gốc căn bệnh này. Nghe thấy vậy, Tào Tháo nghi ngờ Hoa Đà muốn giết mình nên bắt giam ông vào ngục. Một thời gian sau, Hoa Đà chết trong ngục. Không lâu sau khi thần y chết, Tào Tháo qua đời vì căn bệnh đau đầu vì không ai có thể cứu chữa.Trương Phi nổi tiếng là người hữu dũng vô mưu. Khi biết tin Quan Vũ bị giết, vị tướng này yêu cầu cấp dưới chuẩn bị sẵn sàng cho việc đánh Ngô và hoàn thành trong 3 ngày. Khi ấy, 2 tướng dưới trướng Trương Phi là Phạm Cương và Trương Đạt nói rằng 3 ngày quá ngắn không thể chuẩn bị đầy đủ và xin cho thêm vài ngày.Điều này khiến Trương Phi tức giận và trói họ vào cây đánh mỗi người 50 roi. Sau đó, ông còn bắt họ phải hứa hoàn thành nhiệm vụ nếu không sẽ bị chém đầu. Biết không thể làm xong trong 3 ngày nên Phạm Cương và Trương Đạt cùng nhau giết chết Trương Phi khi ông đang ngủ trong lều. Mời độc giả xem video: 2 người Trung Quốc nhốt người tống tiền ở Đà Nẵng, bị bắt ở Hậu Giang. Nguồn: THDT.
Lã Mông là một trong số 5 người có cái chết kỳ quái nhất thời Tam Quốc. Theo các ghi chép, sau khi chiếm được Kinh Châu, vị tướng này được Tôn Quyền bày tiệc rượu ăn mừng.
Trong bữa tiệc, Lã Mông uống một chút rượu. Khi đang cầm chén rượu trong tay, ông đột nhiên ném xuống đất. Dân gian đồn rằng, Lã Mông nhìn thấy hồn ma Quan Vũ hiện về nên sợ hãi. Không những vậy, Lã Mông còn bị hồn ma nhập nên đẩy ngã Tôn Quyền, ngồi lên ngai vàng và tự xưng là Quan Vũ. Cuối cùng, Lã Mông chết bất đắc kỳ tử.
Trong tiểu thuyết kinh điển Tam quốc Diễn nghĩa của La Quán Trung, Chu Du được mô tả là đối thủ của Gia Cát Lượng. Chu Du là vị tướng tài, có uy tín trong toàn quân nhưng có nhược điểm là đố kỵ. Vì thua kém tài năng khi so sánh với Gia Cát Lượng nên ông luôn tìm cách hãm hại đối phương.
Trước sự đố kỵ của Chu Du, Gia Cát Lượng cũng bày kế chọc tức đối phương 3 lần. Do tức giận nên vết thương của Chu Du tái phát. Hậu quả là ông nôn ra máu và chết. Trước khi chết, Chu Du còn than rằng: "Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng".
Là người thông minh, đa mưu túc trí, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng nổi tiếng lịch sử với khả năng dự đoán cái chết của bản thân. Theo ghi chép, trong lần Bắc phạt thứ 6, ông quan sát thiên văn và biết bản thân sắp gặp vận hạn và có thể không qua khỏi.
Để hóa giải vận hạn, Gia Cát Lượng cho người bày "thất tinh đăng". Sau 6 ngày, sức khỏe của ông tốt lên và không có chuyển biến xấu. Thế nhưng khi quân Ngụy tới quấy nhiễu quân Thục, Ngụy Diên lúc bấy giờ vội vàng chạy vào lều bẩm báo Gia Cát Lượng. Do bất cẩn nên Ngụy Diên làm đổ ngọn đèn chủ đạo trong 7 ngọn đèn mà Gia Cát Lượng bày trận để kéo dài mạng sống. Không lâu sau đó, Gia Cát Lượng chết.
Là một nhân vật lớn nổi tiếng Tam quốc, Tào Tháo cũng có cái chết không giống ai. Theo sử sách, khi mở hộp chứa thủ cấp của Quan Vũ, Tào Tháo kinh sợ khi nhìn thấy râu tóc của hổ tướng này dựng đứng lên, mắt nhìn trừng trừng. Vì quá kinh sợ nên căn bệnh đau đầu của Tào Tháo tái phát.
Thần y Hoa Đà được triệu đến chữa bệnh đau đầu cho Tào Tháo. Sau khi khám bệnh, Hoa Đà đề nghị bổ đầu Tào Tháo để phẫu thuật, chữa trị tận gốc căn bệnh này. Nghe thấy vậy, Tào Tháo nghi ngờ Hoa Đà muốn giết mình nên bắt giam ông vào ngục. Một thời gian sau, Hoa Đà chết trong ngục. Không lâu sau khi thần y chết, Tào Tháo qua đời vì căn bệnh đau đầu vì không ai có thể cứu chữa.
Trương Phi nổi tiếng là người hữu dũng vô mưu. Khi biết tin Quan Vũ bị giết, vị tướng này yêu cầu cấp dưới chuẩn bị sẵn sàng cho việc đánh Ngô và hoàn thành trong 3 ngày. Khi ấy, 2 tướng dưới trướng Trương Phi là Phạm Cương và Trương Đạt nói rằng 3 ngày quá ngắn không thể chuẩn bị đầy đủ và xin cho thêm vài ngày.
Điều này khiến Trương Phi tức giận và trói họ vào cây đánh mỗi người 50 roi. Sau đó, ông còn bắt họ phải hứa hoàn thành nhiệm vụ nếu không sẽ bị chém đầu. Biết không thể làm xong trong 3 ngày nên Phạm Cương và Trương Đạt cùng nhau giết chết Trương Phi khi ông đang ngủ trong lều.
Mời độc giả xem video: 2 người Trung Quốc nhốt người tống tiền ở Đà Nẵng, bị bắt ở Hậu Giang. Nguồn: THDT.