Một trong những nhà cai trị xuất chúng nhất trong lịch sử nhân loại là Alexander Đại đế. Ông hoàng của vương quốc Macedonia có tài cầm quân đánh trận khi dẫn quân chinh phạt được nhiều vùng đất rộng lớn như Hy Lạp, Ai Cập, châu Á…Alexander Đại đế khiến hậu thế ngưỡng mộ khi chưa từng một lần nếm trải mùi thất bại trên chiến trường. Do đó, ông được ca ngợi là nhà cầm quân lỗi lạc trong lịch sử quân sự thế giới.Đáng buồn là Alexander Đại đế đột ngột qua đời tại Babylon vào ngày 13/6/323 trước Công nguyên. Khi ấy, ông hoàng này 33 tuổi. Nguyên nhân tử vong của nhà cai trị vương quốc Macedonia là một bí ẩn lớn.Từ đây, một số giả thuyết cho rằng, Alexander Đại đế chết vì bị ám sát hoặc đầu độc. Trong khi nguyên nhân tử vong chưa được làm sáng tỏ, hậu thế càng tò mò hơn khi đến tận ngày nay, giới khảo cổ cũng chưa tìm thấy lăng mộ của Alexander Đại đế.Nữ hoàng Boudica là vợ của Vua Prasutagus - người bộ tộc Iceni từng sinh sống tại khu vực hiện nay là hạt Norfolk, miền đông nước Anh, vào những năm 60. Khi Prasutagus còn sống, đế chế La Mã chiếm đóng toàn bộ khu vực và thỏa thuận rằng nếu ông hoàng này qua đời thì 2 con gái sẽ kế vị cha, duy trì hiện trạng như cũ.Tuy nhiên, sau khi Vua Prasutagus chết, đế quốc La Mã đã tịch thu những vùng đất của người Iceni, sáp nhập chúng vào tỉnh Britannia. Nữ hoàng Boudica cố gắng đấu tranh giành lại quyền lực cho bộ tộc nhưng La Mã kiên quyết phá vỡ các giao kèo trước đó. Thậm chí, hai con gái của Vua Prasutagus còn bị kẻ thù cưỡng bức.Vì vậy, Nữ hoàng Boudica kêu gọi người dân đứng lên chống lại đế chế La Mã. Một số bộ tộc khác cũng gia nhập lực lượng của Nữ hoàng Boudica khiến quân số lên khoảng 120.000 người. Đội quân của bà đã đánh bại quân La Mã ở nhiều nơi khiến quân địch tổn thất khoảng 70.000 người.Thế nhưng, trong trận chiến quyết định diễn ra tại West Midlands ở phía tây miền trung nước Anh, đội quân của Nữ hoàng Boudica bị lực lượng La Mã áp đảo và đánh bại. Hàng chục nghìn người Iceni và các bộ tộc khác tử trận. Nhà sử học Tacitus viết rằng, Nữ hoàng Boudicca đã tự sát bằng thuốc độc khi thua trận. Tuy nhiên, một vài sử liệu khác ghi chép bà đổ bệnh và chết sau thất bại to lớn trước người La Mã. Ngày nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra hài cốt của bà.Thành Cát Tư Hãn cũng là nhà cai trị nổi tiếng lịch sử. Ông là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là nhà cầm quân xuất chúng. Ông chỉ huy quân đội Mông Cổ chinh phục được nhiều vùng đất trải dài từ châu Á sang châu Âu.Dưới sự cai trị của Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ là một trong những đế chế hùng mạnh, có ảnh hưởng lớn nhất thời đó. Vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời, hưởng thọ 67 tuổi. Giống Alexander Đại đế và Nữ hoàng Boudica, cái chết của hoàng đế sáng lập đế chế Mông Cổ là một ẩn số.“Nguyên sử” do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hạ chiếu biên soạn năm 1368 chỉ dùng 20 chữ để nói về cái chết của Thành Cát Tư Hãn là do bệnh nặng: “Ngày Nhâm Ngọ, tháng 7 mùa thu (1227) bệnh nặng. Ngày Kỷ Sửu băng hà tại hành cung Tát Lý Châu”.Từ đây, một số giả thuyết cho rằng, Thành Cát Tư Hãn chết do bị sét đánh hay tử vong vì trúng mũi tên chứa chất kịch độc... Tất cả đều là giả thuyết chưa được xác thực. Thêm nữa, nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn cũng là bí ẩn lớn. Nhiều chuyên gia đã tìm kiếm nhiều nơi ở Mông Cổ nhưng vẫn chưa tìm thấy lăng mộ của ông.Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.
Một trong những nhà cai trị xuất chúng nhất trong lịch sử nhân loại là Alexander Đại đế. Ông hoàng của vương quốc Macedonia có tài cầm quân đánh trận khi dẫn quân chinh phạt được nhiều vùng đất rộng lớn như Hy Lạp, Ai Cập, châu Á…
Alexander Đại đế khiến hậu thế ngưỡng mộ khi chưa từng một lần nếm trải mùi thất bại trên chiến trường. Do đó, ông được ca ngợi là nhà cầm quân lỗi lạc trong lịch sử quân sự thế giới.
Đáng buồn là Alexander Đại đế đột ngột qua đời tại Babylon vào ngày 13/6/323 trước Công nguyên. Khi ấy, ông hoàng này 33 tuổi. Nguyên nhân tử vong của nhà cai trị vương quốc Macedonia là một bí ẩn lớn.
Từ đây, một số giả thuyết cho rằng, Alexander Đại đế chết vì bị ám sát hoặc đầu độc. Trong khi nguyên nhân tử vong chưa được làm sáng tỏ, hậu thế càng tò mò hơn khi đến tận ngày nay, giới khảo cổ cũng chưa tìm thấy lăng mộ của Alexander Đại đế.
Nữ hoàng Boudica là vợ của Vua Prasutagus - người bộ tộc Iceni từng sinh sống tại khu vực hiện nay là hạt Norfolk, miền đông nước Anh, vào những năm 60. Khi Prasutagus còn sống, đế chế La Mã chiếm đóng toàn bộ khu vực và thỏa thuận rằng nếu ông hoàng này qua đời thì 2 con gái sẽ kế vị cha, duy trì hiện trạng như cũ.
Tuy nhiên, sau khi Vua Prasutagus chết, đế quốc La Mã đã tịch thu những vùng đất của người Iceni, sáp nhập chúng vào tỉnh Britannia. Nữ hoàng Boudica cố gắng đấu tranh giành lại quyền lực cho bộ tộc nhưng La Mã kiên quyết phá vỡ các giao kèo trước đó. Thậm chí, hai con gái của Vua Prasutagus còn bị kẻ thù cưỡng bức.
Vì vậy, Nữ hoàng Boudica kêu gọi người dân đứng lên chống lại đế chế La Mã. Một số bộ tộc khác cũng gia nhập lực lượng của Nữ hoàng Boudica khiến quân số lên khoảng 120.000 người. Đội quân của bà đã đánh bại quân La Mã ở nhiều nơi khiến quân địch tổn thất khoảng 70.000 người.
Thế nhưng, trong trận chiến quyết định diễn ra tại West Midlands ở phía tây miền trung nước Anh, đội quân của Nữ hoàng Boudica bị lực lượng La Mã áp đảo và đánh bại. Hàng chục nghìn người Iceni và các bộ tộc khác tử trận. Nhà sử học Tacitus viết rằng, Nữ hoàng Boudicca đã tự sát bằng thuốc độc khi thua trận. Tuy nhiên, một vài sử liệu khác ghi chép bà đổ bệnh và chết sau thất bại to lớn trước người La Mã. Ngày nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra hài cốt của bà.
Thành Cát Tư Hãn cũng là nhà cai trị nổi tiếng lịch sử. Ông là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là nhà cầm quân xuất chúng. Ông chỉ huy quân đội Mông Cổ chinh phục được nhiều vùng đất trải dài từ châu Á sang châu Âu.
Dưới sự cai trị của Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ là một trong những đế chế hùng mạnh, có ảnh hưởng lớn nhất thời đó. Vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời, hưởng thọ 67 tuổi. Giống Alexander Đại đế và Nữ hoàng Boudica, cái chết của hoàng đế sáng lập đế chế Mông Cổ là một ẩn số.
“Nguyên sử” do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hạ chiếu biên soạn năm 1368 chỉ dùng 20 chữ để nói về cái chết của Thành Cát Tư Hãn là do bệnh nặng: “Ngày Nhâm Ngọ, tháng 7 mùa thu (1227) bệnh nặng. Ngày Kỷ Sửu băng hà tại hành cung Tát Lý Châu”.
Từ đây, một số giả thuyết cho rằng, Thành Cát Tư Hãn chết do bị sét đánh hay tử vong vì trúng mũi tên chứa chất kịch độc... Tất cả đều là giả thuyết chưa được xác thực. Thêm nữa, nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn cũng là bí ẩn lớn. Nhiều chuyên gia đã tìm kiếm nhiều nơi ở Mông Cổ nhưng vẫn chưa tìm thấy lăng mộ của ông.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.