13. Thảm họa khí cầu Hindenburg, 1937
Thảm họa Hindenburg là sự kiện diễn ra vào ngày thứ năm, mùng 6/5 /1937 khi chiếc khinh khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bị bắt lửa tại cột mốc kéo và cháy rụi khi hạ cánh trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức tới New Jersey, Mỹ. Vụ tai nạn kinh hoàng này đã làm 35 người thiệt mạng trong số 97 người lên tàu. Vụ việc kinh hoàng đã thu hút hàng trăm phóng viên và nhiếp ảnh gia và được phát lại trên các chương trình phát thanh, báo chí và trên các tờ báo. Tin tức về vụ thảm họa đã dẫn đến sự mất niềm tin vào du lịch hàng không và đã làm kết thúc kỉ nguyên của khinh khí cầu. 14. Anne Frank, 1940
Bức ảnh cực quý hiếm này chụp từ năm 1940 khi Anne Frank 6 tuổi, tại Montessorischool ở Amsterdam. Anna Frank nổi tiếng với “ Nhật ký Anna Frank” - cuốn sách phơi bày tội ác của phát xít Đức một cách thuyết phục và cảm động. Năm 1999, tạp chí Time vinh danh Anne Frank là một trong những người anh hùng của thời đại và biểu tượng của thế kỷ 20 trong danh sách "Những người quan trọng nhất của thế kỷ”. Họ nói, "Với cuốn nhật ký giữ trong một tầng áp mái bí mật, cô bé đã can đảm vạch trần Đức Quốc xã và cất tiếng nói đấu tranh cho phẩm giá con người”. 15. Winston Churchill, 1941
Bức ảnh nổi tiếng này do nhiếp ảnh gia người Canada Yousuf Karsh chụp khi Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Ottawa. Bức ảnh này đặc biệt chú ý đến tư thế và nét mặt của Churchill, được so sánh với những cảm xúc thời chiến chiếm ưu thế ở Anh: kiên trì khi đối mặt với một kẻ thù từng chinh phục tất cả. Nhưng theo Karsh, nét mặt nghiêm nghị, tức giận của vị Thủ tướng là do Karsh đã giật lấy điếu thuốc xì gà mà chưa có sự cho phép của ông để chụp ảnh. Bức chân dung của ông Churchill đã đưa tên tuổi Karsh trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Bức ảnh này đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí Life.16. Một người Pháp châm thuốc cho Winston Churchill 1944
Một người Pháp đốt xì gà của Winston Churchill sau thất bại của quân đội Đức. Churchill đến Cherbourg vào ngày 10/6/1944, vài ngày trước khi các lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên bãi biển Normandy làm quân tiếp viện. Và hàng năm cứ đến ngày 6/6, hàng vạn cựu chiến binh và cả du khách từ khắp nơi trên thế giới lại đổ về đây để kỷ niệm sự kiện này với tên gọi là D- Day.17. Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại, 1945
Nụ hôn chiến thắng trên Quảng trường Thời đại, 1945 của Alfred Eisenstaedt là một trong những bức ảnh lãng mạn nhất, gây xúc động mạnh mẽ. Ảnh cho thấy một anh lính hải quân đang ôm hôn một cô y tá nha khoa mặc áo blu trắng giữa quảng trường để chào mừng chiến thắng của quân đội Mỹ trước phát xít Nhật và kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ảnh được đăng trên tạp chí Life cùng một số ảnh ăn mừng khắp nơi với tên Lễ mừng chiến thắng. Điểm thú vị của bức ảnh là sự tương phản giữa hai màu đen trắng, sự gợi cảm của dáng đứng và sự thắm thiết của nụ hôn cùng với muôn người hướng về chung vui. Trong suốt nửa thế kỷ, nó đã trở thành biểu tượng của tình yêu, sự vinh quang và hào sảng sau chiến tranh.18. Vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên, 1946
Chiến dịch Ngã tư là một chuỗi các cuộc thử vũ khí hạt nhân do Mỹ tiến hành ở đảo san hô vòng Bikini vào giữa năm 1946. Đây là vụ nổ đầu tiên của các thiết bị hạt nhân kể từ vụ đánh bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki. Mục đích của nó là nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên các tàu hải quân.
Chiến dịch Ngã tư bao gồm hai lần kích hoạt với hai quả bom: Able và Baker. Đám mây hình nấm và cột nước bốc lên từ vụ nổ hạt nhân Baker hôm 25/7/1946. Ảnh chụp từ một tháp trên đảo Bikini cách đó 5,6 km.19. Câu chuyện đằng sau Gandhi và chiếc Spinning Wheel, 1946
Vào thời điểm đó, nhiếp ảnh gia Margaret Bourke-White đã đến khu liên hợp của Gandhi để làm bài báo về các nhà lãnh đạo Ấn Độ. Tuy nhiên, việc quay phim ở đây không hề dễ dàng. Thư ký của ông Gandhi, Pyarelal Nayyar yêu cầu Bourke-White phải học nghề trước khi chụp ảnh lãnh đạo. Đây là một bức ảnh hiếm, và Bourke-White không hề muốn làm mất nó. Trong bức ảnh này, chúng ta thấy Bourke-White đang thực hành làm nghề thủ công.
Bức ảnh mà Margaret Bourke-White dự định đã không xuất hiện trong bài viết. Nhưng chưa đầy 2 năm sau, Life đã làm nổi bật hình ảnh này trong một ấn phẩm được xuất bản sau khi Gandhi bị ám sát. Nó vẫn tiếp tục được coi là một bức ảnh mang tính biểu tượng.20. Presley tuyên thệ vào Quân đội Hoa Kỳ năm 1958
Elvis Presley được coi là một trong những biểu tượng văn hóa quan trọng nhất của thế kỷ 20. Ông phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ từ năm 1958 đến 1960. Vua nhạc rock đã nổi danh từ vài năm trước, nhưng vẫn quyết định tuân thủ luật nghĩa vụ quân sự. Mặc dù ông được chính phủ và quân đội ủng hộ sử dụng sự nổi tiếng của mình, Presley vẫn muốn tham gia với tư cách là một người lính bình thường. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, Presley đã được trao Huân huy chương Quân đội Tốt. 21. Xây dựng bức tường Berlin, 1961
Bức tường Berlin, được xây dựng vào năm 1961, là một trong những biểu tượng "nổi tiếng" và lâu dài nhất thời Chiến tranh Lạnh. Bức tường sụp đổ vào ngày 10/11/1989, sau hơn 28 năm tồn tại, dẫn đến sự thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại. 22. Bão tuyết Bắc Mỹ năm 1966
Một trong những trận bão tuyết dữ dội nhất ảnh hưởng đến Mỹ và Canada vào năm 1966. Bão tuyết đặc biệt kinh khủng vì thời tiết dài, tuyết rơi dày và gió mạnh vượt quá 70 dặm một giờ. Cơn bão đã cướp đi tính mạng của hơn 200 người dân vô tội.
Hình ảnh mang tính biểu tượng trên là của nhân viên thuộc North Dakota DOT, đứng bên cạnh cột đường dây điện là Bill Koch, anh đã được đồng nghiệp Ernest Feland đưa đi. 23. Cuộc đối đầu cuối cùng: Hoa và Lưỡi lê, 1967
Qua nhiều năm, bức ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia người Pháp Marc Riboud năm 1967 đã tạo nên một tiếng vang có sức ảnh hưởng khủng khiếp. Nó được xem như một biểu tượng của sự phản kháng thụ động và tư tưởng bất bạo động. 24. Lời chào sức mạnh người da đen tại Olympic 1968
Đây là một hình thức biểu tình chính trị do các vận động viên người Mỹ gốc Phi Tommie Smith và John Carlos tiến hành trong buổi lễ trao huy chương tại Thế vận hội mùa hè 1968 tại Sân vận động Olympic ở thành phố Mexico. Sau chặng đường chạy dài 200 mét, hai vận động viên da đen người Mỹ đã bước lên bục vinh quang. Khi quốc ca Hoa Kỳ, bài “Lá cờ lấp lánh ánh sao” vang lên, cả hai cùng quay mặt về phía quốc kỳ, đồng thời giơ lên trời nắm tay đeo găng đen để ủng hộ phong trào nhân quyền cho những người Mỹ gốc Phi. Thông điệp khá rõ ràng: trước khi chúng tôi chào mừng nước Mỹ, Mỹ phải bình đẳng với người da đen. Các vận động viên giữ nắm tay của họ cho đến khi bài hát kết thúc. 25. Phụ nữ phản đối đội khăn trùm hijab ở Iran, 1979
Vào ngày 8/3/1979 - Ngày Phụ nữ Quốc tế, hơn 100.000 phụ nữ tụ tập trên các đường phố của Tehran, thủ đô của Iran, để phản đối quyết định bắt buộc đội khăn trùm hijab của chính phủ Hồi giáo. Chính phủ yêu cầu phụ nữ sẽ phải đeo khăn trùm đầu khi xa nhà. Nhiếp ảnh gia Hengāmeh Golestān bình luận, "Cuộc nổi dậy tự phát của cả nam giới và nữ giới vào ngày 8/3/1979 là một nỗ lực để bảo vệ thành tựu quyền phụ nữ trong 70 năm lịch sử của Iran”.
13. Thảm họa khí cầu Hindenburg, 1937
Thảm họa Hindenburg là sự kiện diễn ra vào ngày thứ năm, mùng 6/5 /1937 khi chiếc khinh khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bị bắt lửa tại cột mốc kéo và cháy rụi khi hạ cánh trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức tới New Jersey, Mỹ. Vụ tai nạn kinh hoàng này đã làm 35 người thiệt mạng trong số 97 người lên tàu. Vụ việc kinh hoàng đã thu hút hàng trăm phóng viên và nhiếp ảnh gia và được phát lại trên các chương trình phát thanh, báo chí và trên các tờ báo. Tin tức về vụ thảm họa đã dẫn đến sự mất niềm tin vào du lịch hàng không và đã làm kết thúc kỉ nguyên của khinh khí cầu.
14. Anne Frank, 1940
Bức ảnh cực quý hiếm này chụp từ năm 1940 khi Anne Frank 6 tuổi, tại Montessorischool ở Amsterdam. Anna Frank nổi tiếng với “ Nhật ký Anna Frank” - cuốn sách phơi bày tội ác của phát xít Đức một cách thuyết phục và cảm động. Năm 1999, tạp chí Time vinh danh Anne Frank là một trong những người anh hùng của thời đại và biểu tượng của thế kỷ 20 trong danh sách "Những người quan trọng nhất của thế kỷ”. Họ nói, "Với cuốn nhật ký giữ trong một tầng áp mái bí mật, cô bé đã can đảm vạch trần Đức Quốc xã và cất tiếng nói đấu tranh cho phẩm giá con người”.
15. Winston Churchill, 1941
Bức ảnh nổi tiếng này do nhiếp ảnh gia người Canada Yousuf Karsh chụp khi Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Ottawa. Bức ảnh này đặc biệt chú ý đến tư thế và nét mặt của Churchill, được so sánh với những cảm xúc thời chiến chiếm ưu thế ở Anh: kiên trì khi đối mặt với một kẻ thù từng chinh phục tất cả. Nhưng theo Karsh, nét mặt nghiêm nghị, tức giận của vị Thủ tướng là do Karsh đã giật lấy điếu thuốc xì gà mà chưa có sự cho phép của ông để chụp ảnh. Bức chân dung của ông Churchill đã đưa tên tuổi Karsh trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Bức ảnh này đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí Life.
16. Một người Pháp châm thuốc cho Winston Churchill 1944
Một người Pháp đốt xì gà của Winston Churchill sau thất bại của quân đội Đức. Churchill đến Cherbourg vào ngày 10/6/1944, vài ngày trước khi các lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên bãi biển Normandy làm quân tiếp viện. Và hàng năm cứ đến ngày 6/6, hàng vạn cựu chiến binh và cả du khách từ khắp nơi trên thế giới lại đổ về đây để kỷ niệm sự kiện này với tên gọi là D- Day.
17. Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại, 1945
Nụ hôn chiến thắng trên Quảng trường Thời đại, 1945 của Alfred Eisenstaedt là một trong những bức ảnh lãng mạn nhất, gây xúc động mạnh mẽ. Ảnh cho thấy một anh lính hải quân đang ôm hôn một cô y tá nha khoa mặc áo blu trắng giữa quảng trường để chào mừng chiến thắng của quân đội Mỹ trước phát xít Nhật và kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ảnh được đăng trên tạp chí Life cùng một số ảnh ăn mừng khắp nơi với tên Lễ mừng chiến thắng. Điểm thú vị của bức ảnh là sự tương phản giữa hai màu đen trắng, sự gợi cảm của dáng đứng và sự thắm thiết của nụ hôn cùng với muôn người hướng về chung vui. Trong suốt nửa thế kỷ, nó đã trở thành biểu tượng của tình yêu, sự vinh quang và hào sảng sau chiến tranh.
18. Vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên, 1946
Chiến dịch Ngã tư là một chuỗi các cuộc thử vũ khí hạt nhân do Mỹ tiến hành ở đảo san hô vòng Bikini vào giữa năm 1946. Đây là vụ nổ đầu tiên của các thiết bị hạt nhân kể từ vụ đánh bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki. Mục đích của nó là nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên các tàu hải quân.
Chiến dịch Ngã tư bao gồm hai lần kích hoạt với hai quả bom: Able và Baker. Đám mây hình nấm và cột nước bốc lên từ vụ nổ hạt nhân Baker hôm 25/7/1946. Ảnh chụp từ một tháp trên đảo Bikini cách đó 5,6 km.
19. Câu chuyện đằng sau Gandhi và chiếc Spinning Wheel, 1946
Vào thời điểm đó, nhiếp ảnh gia Margaret Bourke-White đã đến khu liên hợp của Gandhi để làm bài báo về các nhà lãnh đạo Ấn Độ. Tuy nhiên, việc quay phim ở đây không hề dễ dàng. Thư ký của ông Gandhi, Pyarelal Nayyar yêu cầu Bourke-White phải học nghề trước khi chụp ảnh lãnh đạo. Đây là một bức ảnh hiếm, và Bourke-White không hề muốn làm mất nó. Trong bức ảnh này, chúng ta thấy Bourke-White đang thực hành làm nghề thủ công.
Bức ảnh mà Margaret Bourke-White dự định đã không xuất hiện trong bài viết. Nhưng chưa đầy 2 năm sau, Life đã làm nổi bật hình ảnh này trong một ấn phẩm được xuất bản sau khi Gandhi bị ám sát. Nó vẫn tiếp tục được coi là một bức ảnh mang tính biểu tượng.
20. Presley tuyên thệ vào Quân đội Hoa Kỳ năm 1958
Elvis Presley được coi là một trong những biểu tượng văn hóa quan trọng nhất của thế kỷ 20. Ông phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ từ năm 1958 đến 1960. Vua nhạc rock đã nổi danh từ vài năm trước, nhưng vẫn quyết định tuân thủ luật nghĩa vụ quân sự. Mặc dù ông được chính phủ và quân đội ủng hộ sử dụng sự nổi tiếng của mình, Presley vẫn muốn tham gia với tư cách là một người lính bình thường. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, Presley đã được trao Huân huy chương Quân đội Tốt.
21. Xây dựng bức tường Berlin, 1961
Bức tường Berlin, được xây dựng vào năm 1961, là một trong những biểu tượng "nổi tiếng" và lâu dài nhất thời Chiến tranh Lạnh. Bức tường sụp đổ vào ngày 10/11/1989, sau hơn 28 năm tồn tại, dẫn đến sự thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.
22. Bão tuyết Bắc Mỹ năm 1966
Một trong những trận bão tuyết dữ dội nhất ảnh hưởng đến Mỹ và Canada vào năm 1966. Bão tuyết đặc biệt kinh khủng vì thời tiết dài, tuyết rơi dày và gió mạnh vượt quá 70 dặm một giờ. Cơn bão đã cướp đi tính mạng của hơn 200 người dân vô tội.
Hình ảnh mang tính biểu tượng trên là của nhân viên thuộc North Dakota DOT, đứng bên cạnh cột đường dây điện là Bill Koch, anh đã được đồng nghiệp Ernest Feland đưa đi.
23. Cuộc đối đầu cuối cùng: Hoa và Lưỡi lê, 1967
Qua nhiều năm, bức ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia người Pháp Marc Riboud năm 1967 đã tạo nên một tiếng vang có sức ảnh hưởng khủng khiếp. Nó được xem như một biểu tượng của sự phản kháng thụ động và tư tưởng bất bạo động.
24. Lời chào sức mạnh người da đen tại Olympic 1968
Đây là một hình thức biểu tình chính trị do các vận động viên người Mỹ gốc Phi Tommie Smith và John Carlos tiến hành trong buổi lễ trao huy chương tại Thế vận hội mùa hè 1968 tại Sân vận động Olympic ở thành phố Mexico. Sau chặng đường chạy dài 200 mét, hai vận động viên da đen người Mỹ đã bước lên bục vinh quang. Khi quốc ca Hoa Kỳ, bài “Lá cờ lấp lánh ánh sao” vang lên, cả hai cùng quay mặt về phía quốc kỳ, đồng thời giơ lên trời nắm tay đeo găng đen để ủng hộ phong trào nhân quyền cho những người Mỹ gốc Phi. Thông điệp khá rõ ràng: trước khi chúng tôi chào mừng nước Mỹ, Mỹ phải bình đẳng với người da đen. Các vận động viên giữ nắm tay của họ cho đến khi bài hát kết thúc.
25. Phụ nữ phản đối đội khăn trùm hijab ở Iran, 1979
Vào ngày 8/3/1979 - Ngày Phụ nữ Quốc tế, hơn 100.000 phụ nữ tụ tập trên các đường phố của Tehran, thủ đô của Iran, để phản đối quyết định bắt buộc đội khăn trùm hijab của chính phủ Hồi giáo. Chính phủ yêu cầu phụ nữ sẽ phải đeo khăn trùm đầu khi xa nhà. Nhiếp ảnh gia Hengāmeh Golestān bình luận, "Cuộc nổi dậy tự phát của cả nam giới và nữ giới vào ngày 8/3/1979 là một nỗ lực để bảo vệ thành tựu quyền phụ nữ trong 70 năm lịch sử của Iran”.