1. Nguồn gốc của kiếm Katana. Các samurai Nhật Bản đầu tiên đã sử dụng các thành kiếm lưỡi thẳng nhập từ Triều Tiên và Trung Quốc. Kiếm Katana với lưỡi cong đặc trưng chỉ được người Nhật phát triển khi việc chiến đấu trên lưng ngựa trở nên phổ biến. Với lưỡi cong, các thanh kiếm này có khả năng sát thương lớn hơn khi chiến binh cưỡi ngựa. Ảnh: Twitter.2. Kiếm Katana được coi là một phần linh hồn của samurai. Đối với các samurai, kiếm Katana là một vật thiêng liêng, chỉ được rút khỏi bao kiếm khi thực sự cần thiết. Theo truyền thống, họ sẽ đặt tên cho kiếm vì chúng được coi là một phần của linh hồn của người võ sĩ đạo. Ảnh: Factinate.3. Rèn kiếm Katana là một nghi lễ tâm linh. Trong xã hội Nhật Bản xưa, thợ rèn kiếm là một nghề cao quý được xã hội trọng vọng. Việc rèn kiếm được thực hiện theo những nghi thức khắt khe của Thần đạo. Người thợ rèn kiếm phải tuân thủ nhiều quy định ngặt nghèo không kém các tu sĩ. Ảnh: Japan Info.4. Lưỡi kiếm không phải phần đắt nhất. Chi phí để hoàn thiện một thanh kiếm Katana là rất cao, và nhiều thanh kiếm có giá trị ngang một gia tài. Đôi khi, bộ phận đắt tiền nhất của kiếm Katana không phải lưỡi kiếm mà là tsuba (kiếm cách, phần ngăn giữa cán kiếm và thân kiếm), khi nó được chế tác như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ với nhiều chất liệu quý. Ảnh: Katana Tsuba.5. Bí ẩn của nghệ thuật mài kiếm. Một thanh kiếm Katana chỉ được coi là hoàn hảo khi được mài bởi một nghệ nhân lão luyện. Việc mài kiếm được coi là một nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ năng bí truyền của từng nghệ nhân. Chất lượng mài sẽ được đánh giá qua độ bóng của nước thép. Ảnh: The Samurai Workshop.6. Katana không phải vũ khí chính của samurai. Kiếm Katana là một vật dụng mang tính biểu tượng hơn là vũ khí thực chiến của võ sĩ đạo. Trên chiến trường, giáo dài (yari), cung tên và sau này là súng là các vũ khí được sử dụng phổ biến hơn. Ảnh: Samurai Swords Store.7. Kiểm định kiếm Katana bằng cách chém người. Trong thời Edo, có một cơ quan được chính quyền thành lập để xác định chất lượng của kiếm Katana. Khi tiến hành kiểm định, một kiếm sĩ sẽ dùng Katana để chém vào các thi thể xếp chồng lên nhau. Thông thường, đây là thi thể các tội nhân bị tử hình. Đôi khi việc kiểm định được thực hiện trên người còn sống. Ảnh: Goliath.8. Sự thoái hóa của kiếm Katana. Từ thế kỷ 16, súng cầm tay châu Âu bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản. Điều này khiến vai trò của kiếm katana suy giảm, và các nghệ nhân rèn kiếm không còn đầu tư nhiều công sức cho chúng như trước. Nhiều kỹ thuật rèn kiếm bí truyền đã mất mát từ giai đoạn này. Ảnh: YouTube.9. Sự hồi sinh của kiếm Katana. Sau thế chiến II, lực lượng chiếm đóng Mỹ đã cấm việc rèn và sở hữu kiếm katana. Khi lệnh cấm được dỡ bỏ năm 1953, trào lưu hồi sinh katana đã nổi lên. Hiệp hội Bảo tồn kiếm Nhật đã nghiên cứu và đưa ra những hướng dẫn nghiêm ngặt về việc rèn các lưỡi kiếm có chất lượng tương đương các thanh katana thế kỷ 16. Ảnh: The Dragon's Lair.10. Nghệ thuật rèn kiếm đang dần mai một . Bất chấp các nỗ lực của Hiệp hội Bảo tồn kiếm Nhật, nghệ thuật rèn kiếm katana đang mai một do ngày càng ít nghệ nhân đáp ứng được yêu cầu khắt khe của việc rèn một thanh kiếm theo lối truyền thống. Để thành nghệ nhân rèn kiếm được công nhận, người thợ sẽ phải trải qua 5 năm đào tạo và 5 năm hành nghề thực tế. Ảnh: Meiji Academy.Mời độc giả xem video: 13 điều chỉ có tại Nhật Bản.
1. Nguồn gốc của kiếm Katana. Các samurai Nhật Bản đầu tiên đã sử dụng các thành kiếm lưỡi thẳng nhập từ Triều Tiên và Trung Quốc. Kiếm Katana với lưỡi cong đặc trưng chỉ được người Nhật phát triển khi việc chiến đấu trên lưng ngựa trở nên phổ biến. Với lưỡi cong, các thanh kiếm này có khả năng sát thương lớn hơn khi chiến binh cưỡi ngựa. Ảnh: Twitter.
2. Kiếm Katana được coi là một phần linh hồn của samurai. Đối với các samurai, kiếm Katana là một vật thiêng liêng, chỉ được rút khỏi bao kiếm khi thực sự cần thiết. Theo truyền thống, họ sẽ đặt tên cho kiếm vì chúng được coi là một phần của linh hồn của người võ sĩ đạo. Ảnh: Factinate.
3. Rèn kiếm Katana là một nghi lễ tâm linh. Trong xã hội Nhật Bản xưa, thợ rèn kiếm là một nghề cao quý được xã hội trọng vọng. Việc rèn kiếm được thực hiện theo những nghi thức khắt khe của Thần đạo. Người thợ rèn kiếm phải tuân thủ nhiều quy định ngặt nghèo không kém các tu sĩ. Ảnh: Japan Info.
4. Lưỡi kiếm không phải phần đắt nhất. Chi phí để hoàn thiện một thanh kiếm Katana là rất cao, và nhiều thanh kiếm có giá trị ngang một gia tài. Đôi khi, bộ phận đắt tiền nhất của kiếm Katana không phải lưỡi kiếm mà là tsuba (kiếm cách, phần ngăn giữa cán kiếm và thân kiếm), khi nó được chế tác như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ với nhiều chất liệu quý. Ảnh: Katana Tsuba.
5. Bí ẩn của nghệ thuật mài kiếm. Một thanh kiếm Katana chỉ được coi là hoàn hảo khi được mài bởi một nghệ nhân lão luyện. Việc mài kiếm được coi là một nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ năng bí truyền của từng nghệ nhân. Chất lượng mài sẽ được đánh giá qua độ bóng của nước thép. Ảnh: The Samurai Workshop.
6. Katana không phải vũ khí chính của samurai. Kiếm Katana là một vật dụng mang tính biểu tượng hơn là vũ khí thực chiến của võ sĩ đạo. Trên chiến trường, giáo dài (yari), cung tên và sau này là súng là các vũ khí được sử dụng phổ biến hơn. Ảnh: Samurai Swords Store.
7. Kiểm định kiếm Katana bằng cách chém người. Trong thời Edo, có một cơ quan được chính quyền thành lập để xác định chất lượng của kiếm Katana. Khi tiến hành kiểm định, một kiếm sĩ sẽ dùng Katana để chém vào các thi thể xếp chồng lên nhau. Thông thường, đây là thi thể các tội nhân bị tử hình. Đôi khi việc kiểm định được thực hiện trên người còn sống. Ảnh: Goliath.
8. Sự thoái hóa của kiếm Katana. Từ thế kỷ 16, súng cầm tay châu Âu bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản. Điều này khiến vai trò của kiếm katana suy giảm, và các nghệ nhân rèn kiếm không còn đầu tư nhiều công sức cho chúng như trước. Nhiều kỹ thuật rèn kiếm bí truyền đã mất mát từ giai đoạn này. Ảnh: YouTube.
9. Sự hồi sinh của kiếm Katana. Sau thế chiến II, lực lượng chiếm đóng Mỹ đã cấm việc rèn và sở hữu kiếm katana. Khi lệnh cấm được dỡ bỏ năm 1953, trào lưu hồi sinh katana đã nổi lên. Hiệp hội Bảo tồn kiếm Nhật đã nghiên cứu và đưa ra những hướng dẫn nghiêm ngặt về việc rèn các lưỡi kiếm có chất lượng tương đương các thanh katana thế kỷ 16. Ảnh: The Dragon's Lair.
10. Nghệ thuật rèn kiếm đang dần mai một . Bất chấp các nỗ lực của Hiệp hội Bảo tồn kiếm Nhật, nghệ thuật rèn kiếm katana đang mai một do ngày càng ít nghệ nhân đáp ứng được yêu cầu khắt khe của việc rèn một thanh kiếm theo lối truyền thống. Để thành nghệ nhân rèn kiếm được công nhận, người thợ sẽ phải trải qua 5 năm đào tạo và 5 năm hành nghề thực tế. Ảnh: Meiji Academy.
Mời độc giả xem video: 13 điều chỉ có tại Nhật Bản.