Hình tượng gà trong văn hóa Việt xuất hiện từ thời Hùng Vương, thể hiện qua các truyền thuyết An Dương Vương diệt yêu tinh gà trắng để xây được thành Cổ Loa hay trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, lễ vật thách cưới của Vua Hùng có gà chín cựa.Theo quan niệm mang ảnh hưởng Nho giáo của người Việt xưa, hình ảnh gà trống đại diện cho người quân tử với năm đức tính: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí – Tín.Hình tượng gà cũng xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ của người Việt, như "gà mái gáy", "gà trống nuôi con", “khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”...Chọi gà là một thú chơi góp mặt ở hầu hết các ngày lễ Tết và hội họp của người Việt. Thú chơi này vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của người làm nông xưa.Vào thời Tây Sơn, tương truyền Nguyễn Lữ là người đã sáng tạo ra môn võ Hùng kê quyền (quyền gà chọi), là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi. Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ.Trong tranh dân gian Đông Hồ, hình ảnh con gà xuất hiện rất phổ biến, là những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản, thiên nhiên.Con gà thường được chọn làm vật cúng tế của người Việt trong các dịp lễ, Tết xuất phát từ truyền thuyết về một con gà trống cất tiếng gáy khiến mặt trời trở lại, khiến mặt đất lại sáng bừng lên.Trong văn hóa người Việt, cách trang phục phụ nữ miền Bắc ngày xưa khi vấn khăn thì để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi, gọi là "tóc đuôi gà". Kiểu tóc này là một nét đẹp được nhiều người ưa thích.Trong đạo Mẫu của người Việt, biểu tượng con gà thường được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh. Theo các nhà nghiên cứu, biểu tượng này liên quan đến việc con gà được sử dụng trong thuật bói toán của người Việt cổ.Cuối cùng, gà còn là Dậu, một trong 12 biểu tượng con Giáp của nền văn hóa Đông Á nói chung, Việt Nam nói riêng.
Hình tượng gà trong văn hóa Việt xuất hiện từ thời Hùng Vương, thể hiện qua các truyền thuyết An Dương Vương diệt yêu tinh gà trắng để xây được thành Cổ Loa hay trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, lễ vật thách cưới của Vua Hùng có gà chín cựa.
Theo quan niệm mang ảnh hưởng Nho giáo của người Việt xưa, hình ảnh gà trống đại diện cho người quân tử với năm đức tính: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí – Tín.
Hình tượng gà cũng xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ của người Việt, như "gà mái gáy", "gà trống nuôi con", “khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”...
Chọi gà là một thú chơi góp mặt ở hầu hết các ngày lễ Tết và hội họp của người Việt. Thú chơi này vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của người làm nông xưa.
Vào thời Tây Sơn, tương truyền Nguyễn Lữ là người đã sáng tạo ra môn võ Hùng kê quyền (quyền gà chọi), là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi. Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ.
Trong tranh dân gian Đông Hồ, hình ảnh con gà xuất hiện rất phổ biến, là những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản, thiên nhiên.
Con gà thường được chọn làm vật cúng tế của người Việt trong các dịp lễ, Tết xuất phát từ truyền thuyết về một con gà trống cất tiếng gáy khiến mặt trời trở lại, khiến mặt đất lại sáng bừng lên.
Trong văn hóa người Việt, cách trang phục phụ nữ miền Bắc ngày xưa khi vấn khăn thì để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi, gọi là "tóc đuôi gà". Kiểu tóc này là một nét đẹp được nhiều người ưa thích.
Trong đạo Mẫu của người Việt, biểu tượng con gà thường được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh. Theo các nhà nghiên cứu, biểu tượng này liên quan đến việc con gà được sử dụng trong thuật bói toán của người Việt cổ.
Cuối cùng, gà còn là Dậu, một trong 12 biểu tượng con Giáp của nền văn hóa Đông Á nói chung, Việt Nam nói riêng.