Bà Triệu (225-248) lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào thế kỷ III. Ở tuổi 19, khi bị ép làm tì thiếp cho một người giàu, bà đã thẳng thừng tuyên bố: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người". Sau đó, bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa. Năm 248, cuộc khởi nghĩa thất bại, để không bị rơi vào tay giặc, bảo vệ danh tiết, bà tự sát ở núi Tùng (Thanh Hóa).Lý Thường Kiệt là danh tướng chỉ huy quân đội đánh tan quân Tống xâm lược vào các năm 1075, 1076,1077. Tư tưởng quân sự nổi bật của vị anh hùng này là chủ động tiến công để làm suy giảm sức mạnh và nhuệ khí của kẻ thù. Năm 1075, biết tin quân Tống chuẩn bị đem quân sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã nhận định: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra phá thế mạnh của giặc”. Với tư tưởng lấy tấn công làm phòng thủ, ông đem quân đánh thẳng vào các châu Khâu, Liêm, Ung, làm phá sản kế hoạch tấn công Đại Việt của quân Tống.Cuối năm 1257, đầu 1258, Mông Cổ kéo quân sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh. Khi vua Trần Thái Tông ngự thuyền đến hỏi thái úy Trần Nhật Hiệu kế sách chống giặc, ông viết hai chữ "Nhập Tống” (đầu hàng). Sau đó, vua dời thuyền đến hỏi Trần Thủ Độ. Thái sư đầu triều tâu ngay rằng: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Câu nói đã thể hiện tính cách cương trực và quyết tâm đánh giặc đến cùng của Trần Thủ Độ. Nó cũng củng cố thêm quyết tâm cho vua Trần Thái Tông. Cuối năm 1258, quân dân nhà Trần đánh bại kẻ thù, buộc quân Mông Cổ phải chạy về phương Bắc.Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội nhà Trần 3 lần đánh bại giặc Mông -Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh của nhân dân. Tháng 6.1300, Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, giặc phương Bắc lại sang xâm lược, kế sách như thế nào?”. Trần Quốc Tuấn nói rằng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước muôn đời vậy”.Trần Bình Trọng (1259-1285) là danh tướng của nhà Trần. Theo một số tài liệu, ông chính là con trai của Lê Phụ Trần, dòng dõi vua Lê Đại Hành. Cha ông có công cứu gia vua Trần Thái Tông nên được đổi sang quốc tín (họ vua). Trong trận chiến chống Mông - Nguyên năm 1285 tại bãi Thiên Mạc, vì lực lượng quá chênh lệch, ông bị giặc bắt. Để dụ dỗ, giặc hỏi ông có muốn làm vương đất Bắc không? Trần Bình Trọng hét lớn: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Dù sau đó bị kẻ thù sát hại, câu nói của Trần Bình Trọng đã trở thành lời tuyên bố đanh thép trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.Hơn 500 năm đã trôi qua kể từ khi quân đội nhà Hồ bị quân Minh đánh bại, câu nói của tướng quốc Hồ Nguyên Trừng vẫn còn nguyên giá trị. Dù cho cha con Hồ Quý Ly đã xây dựng đội quân tinh nhuệ, được các nhà sử học đánh giá là mạnh nhất so với các thời kỳ trước đó, nhưng khi lòng dân không theo, đội quân đông đảo đó nhanh chóng thất bại. Nhà Hồ sụp đổ chỉ sau 7 năm thành lập. Đúng như Hồ Nguyên Trừng - nhà quân sự tài năng - đã nói với vua cha trước đó: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo".Trải qua hơn 10 năm “nếm mật nằm gai” cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh xâm lược, cũng như chứng kiến sự sụp đổ của nhà Hồ trước đó, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ thế nào là sức mạnh của nhân dân. Sinh thời, ông từng tâm niệm: “Đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”.Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân lịch sử lớn nhất của nước ta ở thế kỷ XVI. Không chỉ có hiểu biết sâu rộng, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có tầm nhìn chiến lược xuất sắc. Ông từng khuyên chúa Trịnh đừng cuớp ngôi nhà Lê để sự nghiệp được vững bền. Trước khi vào Nam, Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) cũng đến hỏi ý kiến ông và được Trạng Trình chỉ kế cho với câu nói nổi tiếng: “Hoành Sơn nhất đái / Vạn đại dung thân” - một dãy Hoành Sơn có thể lập nên cơ nghiệp. Câu nói của quan Trạng đã mở đầu cho cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn bền vững tới hàng trăm năm ở Đàng Trong, đồng thời cũng mở ra vận mệnh mới cho lịch sử dân tộc.Trên chiến trường, vua Quang Trung chỉ có tiến không lùi bước, như lời hịch gửi nhân dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn: “Nơi nào ta mang quân tới, nơi đó quân thù bị đánh tan tành”. Trước khi mang quân tiêu diệt 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long vào Tết Kỷ Dậu 1789, nhà vua cũng khẳng định: “Đánh cho để dài tóc / Đánh cho để đen răng / Đánh cho nó chích luân bất phản / Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.Nguyễn Trung Trực (1837-1868) là lãnh tụ chống Pháp nổi tiếng ở miền Nam trong thế kỷ XIX với chiến công đánh cháy chiến hạm của kẻ thù trên sông Nhật Tảo năm 1861. Về sau, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt, mang ra hành hình ở tuổi 30. Ông hùng hồn tuyên bố: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Dù hy sinh, câu nói của Nguyễn Trung Trực đã trở thành lời hiệu triệu cho biết bao thế hệ thanh niên ra đi tìm đường cứu nước.
Bà Triệu (225-248) lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào thế kỷ III. Ở tuổi 19, khi bị ép làm tì thiếp cho một người giàu, bà đã thẳng thừng tuyên bố: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người". Sau đó, bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa. Năm 248, cuộc khởi nghĩa thất bại, để không bị rơi vào tay giặc, bảo vệ danh tiết, bà tự sát ở núi Tùng (Thanh Hóa).
Lý Thường Kiệt là danh tướng chỉ huy quân đội đánh tan quân Tống xâm lược vào các năm 1075, 1076,1077. Tư tưởng quân sự nổi bật của vị anh hùng này là chủ động tiến công để làm suy giảm sức mạnh và nhuệ khí của kẻ thù. Năm 1075, biết tin quân Tống chuẩn bị đem quân sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã nhận định: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra phá thế mạnh của giặc”. Với tư tưởng lấy tấn công làm phòng thủ, ông đem quân đánh thẳng vào các châu Khâu, Liêm, Ung, làm phá sản kế hoạch tấn công Đại Việt của quân Tống.
Cuối năm 1257, đầu 1258, Mông Cổ kéo quân sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh. Khi vua Trần Thái Tông ngự thuyền đến hỏi thái úy Trần Nhật Hiệu kế sách chống giặc, ông viết hai chữ "Nhập Tống” (đầu hàng). Sau đó, vua dời thuyền đến hỏi Trần Thủ Độ. Thái sư đầu triều tâu ngay rằng: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Câu nói đã thể hiện tính cách cương trực và quyết tâm đánh giặc đến cùng của Trần Thủ Độ. Nó cũng củng cố thêm quyết tâm cho vua Trần Thái Tông. Cuối năm 1258, quân dân nhà Trần đánh bại kẻ thù, buộc quân Mông Cổ phải chạy về phương Bắc.
Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội nhà Trần 3 lần đánh bại giặc Mông -Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh của nhân dân. Tháng 6.1300, Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, giặc phương Bắc lại sang xâm lược, kế sách như thế nào?”. Trần Quốc Tuấn nói rằng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước muôn đời vậy”.
Trần Bình Trọng (1259-1285) là danh tướng của nhà Trần. Theo một số tài liệu, ông chính là con trai của Lê Phụ Trần, dòng dõi vua Lê Đại Hành. Cha ông có công cứu gia vua Trần Thái Tông nên được đổi sang quốc tín (họ vua). Trong trận chiến chống Mông - Nguyên năm 1285 tại bãi Thiên Mạc, vì lực lượng quá chênh lệch, ông bị giặc bắt. Để dụ dỗ, giặc hỏi ông có muốn làm vương đất Bắc không? Trần Bình Trọng hét lớn: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Dù sau đó bị kẻ thù sát hại, câu nói của Trần Bình Trọng đã trở thành lời tuyên bố đanh thép trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Hơn 500 năm đã trôi qua kể từ khi quân đội nhà Hồ bị quân Minh đánh bại, câu nói của tướng quốc Hồ Nguyên Trừng vẫn còn nguyên giá trị. Dù cho cha con Hồ Quý Ly đã xây dựng đội quân tinh nhuệ, được các nhà sử học đánh giá là mạnh nhất so với các thời kỳ trước đó, nhưng khi lòng dân không theo, đội quân đông đảo đó nhanh chóng thất bại. Nhà Hồ sụp đổ chỉ sau 7 năm thành lập. Đúng như Hồ Nguyên Trừng - nhà quân sự tài năng - đã nói với vua cha trước đó: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo".
Trải qua hơn 10 năm “nếm mật nằm gai” cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh xâm lược, cũng như chứng kiến sự sụp đổ của nhà Hồ trước đó, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ thế nào là sức mạnh của nhân dân. Sinh thời, ông từng tâm niệm: “Đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân lịch sử lớn nhất của nước ta ở thế kỷ XVI. Không chỉ có hiểu biết sâu rộng, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có tầm nhìn chiến lược xuất sắc. Ông từng khuyên chúa Trịnh đừng cuớp ngôi nhà Lê để sự nghiệp được vững bền. Trước khi vào Nam, Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) cũng đến hỏi ý kiến ông và được Trạng Trình chỉ kế cho với câu nói nổi tiếng: “Hoành Sơn nhất đái / Vạn đại dung thân” - một dãy Hoành Sơn có thể lập nên cơ nghiệp. Câu nói của quan Trạng đã mở đầu cho cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn bền vững tới hàng trăm năm ở Đàng Trong, đồng thời cũng mở ra vận mệnh mới cho lịch sử dân tộc.
Trên chiến trường, vua Quang Trung chỉ có tiến không lùi bước, như lời hịch gửi nhân dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn: “Nơi nào ta mang quân tới, nơi đó quân thù bị đánh tan tành”. Trước khi mang quân tiêu diệt 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long vào Tết Kỷ Dậu 1789, nhà vua cũng khẳng định: “Đánh cho để dài tóc / Đánh cho để đen răng / Đánh cho nó chích luân bất phản / Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Nguyễn Trung Trực (1837-1868) là lãnh tụ chống Pháp nổi tiếng ở miền Nam trong thế kỷ XIX với chiến công đánh cháy chiến hạm của kẻ thù trên sông Nhật Tảo năm 1861. Về sau, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt, mang ra hành hình ở tuổi 30. Ông hùng hồn tuyên bố: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Dù hy sinh, câu nói của Nguyễn Trung Trực đã trở thành lời hiệu triệu cho biết bao thế hệ thanh niên ra đi tìm đường cứu nước.