Bức ảnh gây ám ảnh ghi lại khoảnh khắc Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát khi ngồi kế bên vợ - Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy ở Dallas, bang Texas ngày 22/11/1963. Lee Harvey Oswald chính là tay súng bắn đã nã đạn về phía Tổng thống Kennedy khiến ông chủ Nhà Trắng bị thương nặng và qua đời không lâu sau khi được đưa đến bệnh viện. Sự kiện này đã gây chấn động dư luận Mỹ và thế giới.Vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy là sự kiện gây chấn động thế giới thời điểm đó. Sau khi Lee Harvey Oswald bị bắt về tội ám sát Tổng thống Mỹ, người ta đã tìm hiểu sâu hơn về tên sát thủ này. Do vậy, người ta đã tìm được một bức ảnh sát thủ này cầm trên tay một khẩu súng.Tháng 11/1979, các sinh viên tham gia cách mạng Iran tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ 52 nhân viên ngoại giao Mỹ làm con tin nhằm phản đối hành động bao che của Washington đối với quốc vương đào tẩu của Iran. Mặc dù Mỹ đã triển khai chiến dịch giải cứu con tin nhưng thất bại. Các con tin tiếp tục bị giam giữ trước khi được trả tự do sau 444 ngày kể từ lúc bị bắt.Sau khi Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt công bố sắc lệnh hành chính số 9066 vào năm 1942 với nội dung cho phép quân đội Mỹ có quyền “vạch ra những khu vực mà họ có quyền trục xuất bất kỳ người nào ra khỏi khu vực đó”. Điều này dẫn đến việc hơn 100.000 người Mỹ gốc Nhật Bản và người Nhật Bản nhập cư vào Mỹ bị dồn vào các trại tập trung.Hình ảnh ghi lại một buổi hành lễ đầy bí ẩn của nhóm cực đoan Ku Klux Klan ở Frederick, Maryland hồi đầu thế kỷ 20.Nhiếp ảnh gia Joe O'Donnell đã chụp được bức ảnh ám ảnh một đứa trẻ Nhật Bản cõng em trai đã qua đời trên lưng năm 1945. Sau đó, đứa trẻ đã chết được đưa lên giàn hỏa thiêu. Người anh mím chặt môi, ngẩng cao đầu, không dám bật khóc khi tiễn đưa người em trai xấu số như chính tinh thần bất diệt của nước Nhật Bản.Vào đầu thế kỷ 20, những người bị rối loạn tâm thần được điều trị một cách tàn khốc như phẫu thuật thùy não. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân được điều trị theo những cách rùng rợn đều trở thành người tàn tật, bị liệt và thậm chí là mất mạng. Trong ảnh là trường hợp Howard Dully, 12 tuổi, khi được phẫu thuật thùy não.Ngày 14/7/1966, Richard Speck đã thực hiện vụ thảm sát giết hại 8 nữ y tá thực tập ở bệnh viện Nam Chicago. Trong ảnh là hiện trường vụ thảm sát và những nạn nhân bị Speck giết hại.Hình ảnh nhà độc tài Hitler thân thiện với trẻ em trong khi thực hiện vụ tàn sát hơn 6 triệu người Do Thái. Những đứa trẻ này đã chào Hitler bằng động tác chào "sieg heil" (có nghĩa "hoan nghênh chiến thắng") như một cách thể hiện sự trung thành với trùm phát xít Đức, Đức quốc xã, và nước Đức thời bấy giờ.Bức ảnh gây ám ảnh một người đàn ông ôm đứa trẻ chết trong thảm họa diệt chủng người Do Thái ở châu Âu do phát xít Đức tiến hành trong Chiến tranh thế giới 2.
Bức ảnh gây ám ảnh ghi lại khoảnh khắc Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát khi ngồi kế bên vợ - Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy ở Dallas, bang Texas ngày 22/11/1963. Lee Harvey Oswald chính là tay súng bắn đã nã đạn về phía Tổng thống Kennedy khiến ông chủ Nhà Trắng bị thương nặng và qua đời không lâu sau khi được đưa đến bệnh viện. Sự kiện này đã gây chấn động dư luận Mỹ và thế giới.
Vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy là sự kiện gây chấn động thế giới thời điểm đó. Sau khi Lee Harvey Oswald bị bắt về tội ám sát Tổng thống Mỹ, người ta đã tìm hiểu sâu hơn về tên sát thủ này. Do vậy, người ta đã tìm được một bức ảnh sát thủ này cầm trên tay một khẩu súng.
Tháng 11/1979, các sinh viên tham gia cách mạng Iran tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ 52 nhân viên ngoại giao Mỹ làm con tin nhằm phản đối hành động bao che của Washington đối với quốc vương đào tẩu của Iran. Mặc dù Mỹ đã triển khai chiến dịch giải cứu con tin nhưng thất bại. Các con tin tiếp tục bị giam giữ trước khi được trả tự do sau 444 ngày kể từ lúc bị bắt.
Sau khi Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt công bố sắc lệnh hành chính số 9066 vào năm 1942 với nội dung cho phép quân đội Mỹ có quyền “vạch ra những khu vực mà họ có quyền trục xuất bất kỳ người nào ra khỏi khu vực đó”. Điều này dẫn đến việc hơn 100.000 người Mỹ gốc Nhật Bản và người Nhật Bản nhập cư vào Mỹ bị dồn vào các trại tập trung.
Hình ảnh ghi lại một buổi hành lễ đầy bí ẩn của nhóm cực đoan Ku Klux Klan ở Frederick, Maryland hồi đầu thế kỷ 20.
Nhiếp ảnh gia Joe O'Donnell đã chụp được bức ảnh ám ảnh một đứa trẻ Nhật Bản cõng em trai đã qua đời trên lưng năm 1945. Sau đó, đứa trẻ đã chết được đưa lên giàn hỏa thiêu. Người anh mím chặt môi, ngẩng cao đầu, không dám bật khóc khi tiễn đưa người em trai xấu số như chính tinh thần bất diệt của nước Nhật Bản.
Vào đầu thế kỷ 20, những người bị rối loạn tâm thần được điều trị một cách tàn khốc như phẫu thuật thùy não. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân được điều trị theo những cách rùng rợn đều trở thành người tàn tật, bị liệt và thậm chí là mất mạng. Trong ảnh là trường hợp Howard Dully, 12 tuổi, khi được phẫu thuật thùy não.
Ngày 14/7/1966, Richard Speck đã thực hiện vụ thảm sát giết hại 8 nữ y tá thực tập ở bệnh viện Nam Chicago. Trong ảnh là hiện trường vụ thảm sát và những nạn nhân bị Speck giết hại.
Hình ảnh nhà độc tài Hitler thân thiện với trẻ em trong khi thực hiện vụ tàn sát hơn 6 triệu người Do Thái. Những đứa trẻ này đã chào Hitler bằng động tác chào "sieg heil" (có nghĩa "hoan nghênh chiến thắng") như một cách thể hiện sự trung thành với trùm phát xít Đức, Đức quốc xã, và nước Đức thời bấy giờ.
Bức ảnh gây ám ảnh một người đàn ông ôm đứa trẻ chết trong thảm họa diệt chủng người Do Thái ở châu Âu do phát xít Đức tiến hành trong Chiến tranh thế giới 2.