Rjukan là một thành phố công nghiệp nhỏ trong vùng Telemark, Na Uy. Nó nằm ở đáy một thung lũng sâu dưới dãy núi Gaustatoppen hùng vĩ.Những sườn núi dốc xunq quanh chặn hoàn toàn ánh sáng từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau, khiến nơi đây trở thành một vùng đất tối tăm trong suốt nửa năm. Chính quyền địa phương phải lắp những tấm gương khổng lồ trên núi để lấy ánh sáng.Tháng 10/2013, chính quyền thành phố lắp 3 tấm gương khổng lồ trên núi để chúng phản chiếu ánh sáng xuống quảng trường ở trung tâm thành phố.
Solspeil - tên của hệ thống gương - nằm ở độ cao 450 m so với quảng trường trung tâm của thành phố. Ánh sáng từ 3 gương tập trung ở một khoảng trống có diện tích khoảng 600 m trong quảng trường.Một máy tính điều khiển hệ thống gương để chúng di chuyển theo mặt trời, đảm bảo ánh sáng sẽ tụ trên quảng trường cả ngày. Cứ sau 10 giây các gương dịch chuyển một lần.Sam Eyde đã thành lập thành phố Rjukan sau khi xây dựng một nhà máy phân bón trong thung lũng. Ông từng lập kế hoạch đưa ánh sáng về thành phố bằng gương từ 100 năm trước.Tuy nhiên, Eyde không thể biến ý tưởng thành hiện thực do mặt bằng công nghệ thời bấy giờ. Vì thế công ty của ông lắp đặt hệ thống cáp treo năm 1928 để vận chuyển người dân lên núi. Người dân chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ để sử dụng dịch vụ cáp treo.Ngày nay hệ thống cáp vẫn hoạt động. Nó vận chuyển hàng nghìn người lên núi mỗi năm.Martin Andersen, một họa sĩ và cũng là người dân trong thành phố, hồi sinh ý tưởng thắp sáng năm 2005. Ông nảy ra ý tưởng độc đáo sau khi biết tin một sân vận động tại Mỹ dùng gương để cung cấp ánh sáng tự nhiên cho cỏ. Họa sĩ thuyết phục hội đồng thành phố chi ngân sách để ông thiết kế hệ thống gương.Chi phí cho dự án lên tới khoảng 851.000 USD. Ngoài ngân sách của hội đồng thành phố, Andersen cũng phải nhận tiền từ Norsk Hydro, công ty do Sam Eyde sáng lập, để hoàn thành dự án.
Rjukan là một thành phố công nghiệp nhỏ trong vùng Telemark, Na Uy. Nó nằm ở đáy một thung lũng sâu dưới dãy núi Gaustatoppen hùng vĩ.
Những sườn núi dốc xunq quanh chặn hoàn toàn ánh sáng từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau, khiến nơi đây trở thành một vùng đất tối tăm trong suốt nửa năm. Chính quyền địa phương phải lắp những tấm gương khổng lồ trên núi để lấy ánh sáng.
Tháng 10/2013, chính quyền thành phố lắp 3 tấm gương khổng lồ trên núi để chúng phản chiếu ánh sáng xuống quảng trường ở trung tâm thành phố.
Solspeil - tên của hệ thống gương - nằm ở độ cao 450 m so với quảng trường trung tâm của thành phố. Ánh sáng từ 3 gương tập trung ở một khoảng trống có diện tích khoảng 600 m trong quảng trường.
Một máy tính điều khiển hệ thống gương để chúng di chuyển theo mặt trời, đảm bảo ánh sáng sẽ tụ trên quảng trường cả ngày. Cứ sau 10 giây các gương dịch chuyển một lần.
Sam Eyde đã thành lập thành phố Rjukan sau khi xây dựng một nhà máy phân bón trong thung lũng. Ông từng lập kế hoạch đưa ánh sáng về thành phố bằng gương từ 100 năm trước.
Tuy nhiên, Eyde không thể biến ý tưởng thành hiện thực do mặt bằng công nghệ thời bấy giờ. Vì thế công ty của ông lắp đặt hệ thống cáp treo năm 1928 để vận chuyển người dân lên núi. Người dân chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ để sử dụng dịch vụ cáp treo.
Ngày nay hệ thống cáp vẫn hoạt động. Nó vận chuyển hàng nghìn người lên núi mỗi năm.
Martin Andersen, một họa sĩ và cũng là người dân trong thành phố, hồi sinh ý tưởng thắp sáng năm 2005. Ông nảy ra ý tưởng độc đáo sau khi biết tin một sân vận động tại Mỹ dùng gương để cung cấp ánh sáng tự nhiên cho cỏ. Họa sĩ thuyết phục hội đồng thành phố chi ngân sách để ông thiết kế hệ thống gương.
Chi phí cho dự án lên tới khoảng 851.000 USD. Ngoài ngân sách của hội đồng thành phố, Andersen cũng phải nhận tiền từ Norsk Hydro, công ty do Sam Eyde sáng lập, để hoàn thành dự án.