1. Ngày 3/12/1984, vụ rò rỉ khí độc xảy ra trong một nhà xưởng của Union Carbide Corporation (UCC), tập đoàn sản xuất chất hóa học của Mỹ tại Bhopal, Ấn Độ và làm hơn 3.000 người tử vong. Về sau, chức trách Ấn Độ thống kế số người thiệt mạng trong vụ này lên tới hơn 20.000. Cho đến nay, cơ quan chức năng Ấn Độ xác định, khoảng 500.000 người vẫn còn bị mắc các căn bệnh về hô hấp do hít phải khí độc. Cuộc điều tra cho thấy, lãnh đạo nhà máy đã vi phạm một loạt các quy định an toàn, dẫn tới thảm kịch thương tâm này. Năm 1989, UCC đã trả 470 triệu USD cho chính phủ Ấn Độ để bồi thường cho các nạn nhân cũng như khắc phục hậu quả vụ việc. 2. Ngày 24/3/1989, tàu chở dầu Exxon Valdez của Tổng công ty Exxon, Mỹ đã đâm vào một rạn san hô, khiến 260.000 tới 750.000 thùng dầu thô rơi xuống biển vùng Alaska. Kết quả là, lượng dầu này đã loang ra hơn 300km bờ biển. Nhiều năm sau, các loài cá ở eo Prince William Sound vẫn không thể sinh trưởng được ở đây. Vụ việc được coi là thảm họa sinh thái tồi tệ nhất ở đại dương cho tới vụ tràn dầu của công ty BP xảy ra ở Vịnh Mexico năm 2010. Cuộc điều tra cho thấy, không có sự cố nào trên tàu chở dầu đó cả. Tòa án sau đó phán quyết mức án phạt là trên 500 triệu USD. 3. Vào tháng 1/2000, vụ tràn 8.000 thùng dầu đã xảy ra ở Vịnh Guanabara, Brazil từ nhà máy lọc dầu ở Duque de Caxias (REDUC) do Petrobras điều hành. Đây là thảm họa môi trường tồi tệ nhất ở Rio de Janeiro. 4. Vào tháng 7/2000, một thảm họa khác diễn ra ở giàn khoan dầu cũng của Petrobras đóng tại bang Parana. Hơn 24.000 thùng dầu đã bị rò rỉ ra sông Iguazu. Công ty sở hữu đã phải đóng 56 triệu USD cho ngân sách nhà nước và 30 triệu USD cho ngân sách bang.
1. Ngày 3/12/1984, vụ rò rỉ khí độc xảy ra trong một nhà xưởng của Union Carbide Corporation (UCC), tập đoàn sản xuất chất hóa học của Mỹ tại Bhopal, Ấn Độ và làm hơn 3.000 người tử vong. Về sau, chức trách Ấn Độ thống kế số người thiệt mạng trong vụ này lên tới hơn 20.000.
Cho đến nay, cơ quan chức năng Ấn Độ xác định, khoảng 500.000 người vẫn còn bị mắc các căn bệnh về hô hấp do hít phải khí độc.
Cuộc điều tra cho thấy, lãnh đạo nhà máy đã vi phạm một loạt các quy định an toàn, dẫn tới thảm kịch thương tâm này. Năm 1989, UCC đã trả 470 triệu USD cho chính phủ Ấn Độ để bồi thường cho các nạn nhân cũng như khắc phục hậu quả vụ việc.
2. Ngày 24/3/1989, tàu chở dầu Exxon Valdez của Tổng công ty Exxon, Mỹ đã đâm vào một rạn san hô, khiến 260.000 tới 750.000 thùng dầu thô rơi xuống biển vùng Alaska.
Kết quả là, lượng dầu này đã loang ra hơn 300km bờ biển. Nhiều năm sau, các loài cá ở eo Prince William Sound vẫn không thể sinh trưởng được ở đây.
Vụ việc được coi là thảm họa sinh thái tồi tệ nhất ở đại dương cho tới vụ tràn dầu của công ty BP xảy ra ở Vịnh Mexico năm 2010.
Cuộc điều tra cho thấy, không có sự cố nào trên tàu chở dầu đó cả. Tòa án sau đó phán quyết mức án phạt là trên 500 triệu USD.
3. Vào tháng 1/2000, vụ tràn 8.000 thùng dầu đã xảy ra ở Vịnh Guanabara, Brazil từ nhà máy lọc dầu ở Duque de Caxias (REDUC) do Petrobras điều hành. Đây là thảm họa môi trường tồi tệ nhất ở Rio de Janeiro.
4. Vào tháng 7/2000, một thảm họa khác diễn ra ở giàn khoan dầu cũng của Petrobras đóng tại bang Parana. Hơn 24.000 thùng dầu đã bị rò rỉ ra sông Iguazu.
Công ty sở hữu đã phải đóng 56 triệu USD cho ngân sách nhà nước và 30 triệu USD cho ngân sách bang.