Bánh mì trong đám cưới ở Ba Lan: Cô dâu và chú rể trong đám cưới sẽ cùng nếm một miếng bánh mì nhỏ để họ không bao giờ bị đói. Sau đó, họ sẽ cùng nhấp một ngụm rượu để biểu thị sự ngọt ngào trong cuộc sống lứa đôi sau này. Ảnh: Internet.Bạch quả trong lễ cưới ở Trung Quốc: Theo quan niệm của người Trung Quốc, hạt bạch quả rất có lợi cho sức khoẻ cũng nhưng giúp kích thích tính dục. Vì vậy, bạch quả cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong đám cưới truyền thống tại Trung Quốc. Ảnh: Internet.Bánh Bem Casados trong lễ cưới ở Brazil: Tên Bem Casados có ý nghĩa là "hôn nhân hạnh phúc", đây là một loại bánh truyền thống trong lễ cưới của người Brazil, gồm hai bánh xốp tròn, nhỏ, kẹp giữa là sốt caramel, kem trứng hoặc mứt. Bánh được gói và thắt nơ xinh xắn, để tặng cho các vị khách mời vào cuối buổi lễ như lời cảm ơn. Ảnh: Thisisinsider.Uống rượu sake trong đám cưới ở Nhật Bản: Trong đám cưới truyền thống ở Nhật, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau uống 9 ngụm rượu sake. Sau ngụm rượu đầu tiên, họ đã chính thức trở thành vợ chồng. Ảnh: Thisisinsider.Hạt Kola trong lễ cưới ở Nigeria: Hạt của cây Kola được xem như một phần của hồi môn cho cô dâu ở Nigeria. Tại lễ cưới của bộ tộc Igbo, các hạt này được gói bọc xinh xắn và phục vụ trong bữa tiệc như một biểu tượng cho sự hài hòa, kết nối giữa những điểm khác biệt của cô dâu, chú rể. Ảnh: Pinimg.Kẹo hạnh nhân Jordan trong đám cưới Hy Lạp: Trong lễ cưới của người Hy Lạp (và một số nước khác nằm trong vùng Địa Trung Hải) thường không thể thiếu món kẹo hạnh nhân Jordan. Kẹo có lớp đường trắng ngoài, bọc trong là hạnh nhân có vị đắng, bùi, tượng trưng cho sự ngọt ngào và cay đắng của những thăng trầm trong cuộc sống hôn nhân. Ảnh: Internet.Mật ong và sữa chua, Ấn Độ: Hầu hết, các lễ cưới theo đạo Hindu ở Ấn Độ sẽ có món truyền thống là sữa chua trộn với mật ong thay vì bánh cưới. Món ăn này được gọi là “madhupak” – nghĩa là "dâng tặng". Trong đó, mật ong đảm bảo một sự khởi đầu ngọt ngào cho cuộc hôn nhân, hòa quyện tinh tế với sữa chua tượng trưng cho sức khỏe vĩnh cửu. Ảnh: Internet.Món tráng miệng Foy Thong trong đám cưới ở Thái Lan: Foy Thong, được hiểu là món “Những sợi tơ vàng”, được làm từ lòng đỏ trứng và si-rô đường và là món tráng miệng tại tiệc cưới của người Thái Lan. Khi chế biến, người ta cố gắng làm những "sợi tơ vàng" này càng dài càng tốt, vì đây được xem là biểu tượng cho tình yêu bất tận và thăng hoa của đôi trai gái. Ảnh: Internet.Bánh trái cây trong lễ cưới ở Anh: Theo truyền thống trong lễ cưới ở, món ăn không thể thiếu là một chiếc bánh hoa quả với nho khô, hạnh nhân đất, anh đào. Bánh cưới hoa quả với người Anh vẫn là một phần truyền thống đáng tự hào. Chiếc bánh cưới làm từ hoa quả thậm chí còn xuất hiện trong đám cưới Hoàng gia Anh năm 2011. Ảnh: Englishwedding.Bánh bibingka ở đám cưới Philippines: Cô dâu và chú rể sẽ cùng đi mời khách khứa những chiếc bánh dẻo làm từ dừa mang tên bibingka hoặc một loại bánh nếp gói trong lá dừa mang tên suman, họ sẽ gắn bó với nhau suốt đời. Ảnh: Pinterest.
Bánh mì trong đám cưới ở Ba Lan: Cô dâu và chú rể trong đám cưới sẽ cùng nếm một miếng bánh mì nhỏ để họ không bao giờ bị đói. Sau đó, họ sẽ cùng nhấp một ngụm rượu để biểu thị sự ngọt ngào trong cuộc sống lứa đôi sau này. Ảnh: Internet.
Bạch quả trong lễ cưới ở Trung Quốc: Theo quan niệm của người Trung Quốc, hạt bạch quả rất có lợi cho sức khoẻ cũng nhưng giúp kích thích tính dục. Vì vậy, bạch quả cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong đám cưới truyền thống tại Trung Quốc. Ảnh: Internet.
Bánh Bem Casados trong lễ cưới ở Brazil: Tên Bem Casados có ý nghĩa là "hôn nhân hạnh phúc", đây là một loại bánh truyền thống trong lễ cưới của người Brazil, gồm hai bánh xốp tròn, nhỏ, kẹp giữa là sốt caramel, kem trứng hoặc mứt. Bánh được gói và thắt nơ xinh xắn, để tặng cho các vị khách mời vào cuối buổi lễ như lời cảm ơn. Ảnh: Thisisinsider.
Uống rượu sake trong đám cưới ở Nhật Bản: Trong đám cưới truyền thống ở Nhật, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau uống 9 ngụm rượu sake. Sau ngụm rượu đầu tiên, họ đã chính thức trở thành vợ chồng. Ảnh: Thisisinsider.
Hạt Kola trong lễ cưới ở Nigeria: Hạt của cây Kola được xem như một phần của hồi môn cho cô dâu ở Nigeria. Tại lễ cưới của bộ tộc Igbo, các hạt này được gói bọc xinh xắn và phục vụ trong bữa tiệc như một biểu tượng cho sự hài hòa, kết nối giữa những điểm khác biệt của cô dâu, chú rể. Ảnh: Pinimg.
Kẹo hạnh nhân Jordan trong đám cưới Hy Lạp: Trong lễ cưới của người Hy Lạp (và một số nước khác nằm trong vùng Địa Trung Hải) thường không thể thiếu món kẹo hạnh nhân Jordan. Kẹo có lớp đường trắng ngoài, bọc trong là hạnh nhân có vị đắng, bùi, tượng trưng cho sự ngọt ngào và cay đắng của những thăng trầm trong cuộc sống hôn nhân. Ảnh: Internet.
Mật ong và sữa chua, Ấn Độ: Hầu hết, các lễ cưới theo đạo Hindu ở Ấn Độ sẽ có món truyền thống là sữa chua trộn với mật ong thay vì bánh cưới. Món ăn này được gọi là “madhupak” – nghĩa là "dâng tặng". Trong đó, mật ong đảm bảo một sự khởi đầu ngọt ngào cho cuộc hôn nhân, hòa quyện tinh tế với sữa chua tượng trưng cho sức khỏe vĩnh cửu. Ảnh: Internet.
Món tráng miệng Foy Thong trong đám cưới ở Thái Lan: Foy Thong, được hiểu là món “Những sợi tơ vàng”, được làm từ lòng đỏ trứng và si-rô đường và là món tráng miệng tại tiệc cưới của người Thái Lan. Khi chế biến, người ta cố gắng làm những "sợi tơ vàng" này càng dài càng tốt, vì đây được xem là biểu tượng cho tình yêu bất tận và thăng hoa của đôi trai gái. Ảnh: Internet.
Bánh trái cây trong lễ cưới ở Anh: Theo truyền thống trong lễ cưới ở, món ăn không thể thiếu là một chiếc bánh hoa quả với nho khô, hạnh nhân đất, anh đào. Bánh cưới hoa quả với người Anh vẫn là một phần truyền thống đáng tự hào. Chiếc bánh cưới làm từ hoa quả thậm chí còn xuất hiện trong đám cưới Hoàng gia Anh năm 2011. Ảnh: Englishwedding.
Bánh bibingka ở đám cưới Philippines: Cô dâu và chú rể sẽ cùng đi mời khách khứa những chiếc bánh dẻo làm từ dừa mang tên bibingka hoặc một loại bánh nếp gói trong lá dừa mang tên suman, họ sẽ gắn bó với nhau suốt đời. Ảnh: Pinterest.