Nguồn cơn của cuộc biến động chính trị ở Ukraine được coi là nghiêm trọng và kéo dài này là do chính phủ Kiev dưới thời Tổng thống Viktor Yanukovych hoãn ký kết Thỏa thuận hợp tác và thương mại tự do với EU và quay sang thân thiết với Nga.Hàng trăm người dân Ukraine có tư tưởng ủng hộ châu Âu đã đổ ra đường biểu tình một cách tự phát ở Kiev. Trong ảnh, những người biểu tình mang theo cờ EU diễu hành ở thủ đô Kiev ngày 24/11/2014.Hàng loạt các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với lực lượng cảnh sát đã xảy ra. Cuối cùng Tổng thống Ukraine lúc đó là ông Viktor Yanukovych đã thỏa hiệp với phe đối lập bằng một thỏa thuận nhằm chấm dứt biểu tình.Tuy nhiên, vào ngày 22/2/2014, Quốc hội Ukraine nhất trí cách chức ông Yanukovych và lên kế hoạch bầu cử sớm vào ngày 25/5. Sự kiện diễn ra vài giờ sau khi ông Yanukovych rời nhiệm sở ở Kiev tới Kharkov và sau đó chạy trốn sang Nga. Một phiên họp của Quốc hội Ukraine. (Ảnh minh họa)Sau khi thủ đô Kiev lắng xuống, Cộng hòa tự trị Crimea xảy ra các cuộc đụng độ. Tòa nhà nghị viện, tòa nhà chính quyền, sân bay chính ở thủ phủ lần lượt rơi vào tay phe thân Nga. Cùng với đó, các căn cứ quân sự Ukraine ở Sevastopol cũng lọt vào tay phe này. Trong ảnh, một người đàn ông có vũ trang canh gác ở quảng trường đối diện sân bay chính ở thủ phủ Crimea là Simferpol ngày 28/2/2014.Đến ngày 16/3, người dân Crimea tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga. Sau khi ghi nhận kết quả gần 100% người tham gia trưng cầu dân ý đồng ý tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga, chính quyền Crimea đệ đơn kiến nghị sang Moscow và nhận được sự gật đầu của điện Kremlin.Ngày 21/3, Tổng thống Putin ký sắc lệnh cuối cùng, hoàn tất các thủ tục sáp nhập Crimea là một phần của Liên bang Nga.Miền đông Ukraine (hay còn gọi là Donbass) bắt đầu chứng kiến các vụ chiếm đóng hàng loạt tòa nhà công quyền của lực lượng đòi ly khai thân Nga. Mọi việc lên tới cao trào khi Tổng thống tạm quyền của Ukraine, ông Olexander Turchynov thông báo phát động chiến dịch chống khủng bố vào ngày 15/4.Vào ngày 2/5/2014, gần 50 người thiệt mạng và khoảng 250 người bị thương khi những thành viên theo chủ nghĩa dân tộc ném bom xăng vào Tòa nhà Công đoàn Odessa, nơi những người biểu tình chống chính phủ ẩn náu bên trong.Giữa bối cảnh chiến sự ở Donbass căng thẳng, ngày 17/7/2014, máy bay số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bất ngờ bị bắn hạ khi đang di chuyển vùng không phận ở miền đông Ukraine này. Vụ việc là đề tài tranh cãi giữa các bên và đến giờ vẫn chưa có lời đáp ổn thỏa.Sau cuộc họp của Nhóm Tiếp xúc về Ukraine, Thỏa thuận Minsk đã được các bên thống nhất và bắt đầu có hiệu lực từ lúc 15h GMT ngày 5/9/2014. Đây là một trong những bước ngoặt tích cực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.Tuy lệnh ngừng bắn theo thỏa thuận Minsk được áp dụng ở miền đông Ukraine, nhưng đôi lúc các cuộc bắn phá vẫn diễn ra. Đến đầu tháng 1/2015, chiến sự ở nơi này bùng phát trở lại với các cuộc tấn công diễn ra thường xuyên hơn từ hai phía.Sân bay quốc tế ở Donetsk từng là điểm giao tranh ác liệt nhất trong hoạt động quân sự ở miền đông Ukraine cuối cùng đã thuộc về lực lượng dân quân ly khai. Đến thời điểm hiện tại (tức tháng 2/2014), thị trấn Debaltsevo đang là tâm điểm giao tranh giữa hai phe.
Nguồn cơn của cuộc biến động chính trị ở Ukraine được coi là nghiêm trọng và kéo dài này là do chính phủ Kiev dưới thời Tổng thống Viktor Yanukovych hoãn ký kết Thỏa thuận hợp tác và thương mại tự do với EU và quay sang thân thiết với Nga.
Hàng trăm người dân Ukraine có tư tưởng ủng hộ châu Âu đã đổ ra đường biểu tình một cách tự phát ở Kiev. Trong ảnh, những người biểu tình mang theo cờ EU diễu hành ở thủ đô Kiev ngày 24/11/2014.
Hàng loạt các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với lực lượng cảnh sát đã xảy ra. Cuối cùng Tổng thống Ukraine lúc đó là ông Viktor Yanukovych đã thỏa hiệp với phe đối lập bằng một thỏa thuận nhằm chấm dứt biểu tình.
Tuy nhiên, vào ngày 22/2/2014, Quốc hội Ukraine nhất trí cách chức ông Yanukovych và lên kế hoạch bầu cử sớm vào ngày 25/5. Sự kiện diễn ra vài giờ sau khi ông Yanukovych rời nhiệm sở ở Kiev tới Kharkov và sau đó chạy trốn sang Nga. Một phiên họp của Quốc hội Ukraine. (Ảnh minh họa)
Sau khi thủ đô Kiev lắng xuống, Cộng hòa tự trị Crimea xảy ra các cuộc đụng độ. Tòa nhà nghị viện, tòa nhà chính quyền, sân bay chính ở thủ phủ lần lượt rơi vào tay phe thân Nga. Cùng với đó, các căn cứ quân sự Ukraine ở Sevastopol cũng lọt vào tay phe này. Trong ảnh, một người đàn ông có vũ trang canh gác ở quảng trường đối diện sân bay chính ở thủ phủ Crimea là Simferpol ngày 28/2/2014.
Đến ngày 16/3, người dân Crimea tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga. Sau khi ghi nhận kết quả gần 100% người tham gia trưng cầu dân ý đồng ý tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga, chính quyền Crimea đệ đơn kiến nghị sang Moscow và nhận được sự gật đầu của điện Kremlin.
Ngày 21/3, Tổng thống Putin ký sắc lệnh cuối cùng, hoàn tất các thủ tục sáp nhập Crimea là một phần của Liên bang Nga.
Miền đông Ukraine (hay còn gọi là Donbass) bắt đầu chứng kiến các vụ chiếm đóng hàng loạt tòa nhà công quyền của lực lượng đòi ly khai thân Nga. Mọi việc lên tới cao trào khi Tổng thống tạm quyền của Ukraine, ông Olexander Turchynov thông báo phát động chiến dịch chống khủng bố vào ngày 15/4.
Vào ngày 2/5/2014, gần 50 người thiệt mạng và khoảng 250 người bị thương khi những thành viên theo chủ nghĩa dân tộc ném bom xăng vào Tòa nhà Công đoàn Odessa, nơi những người biểu tình chống chính phủ ẩn náu bên trong.
Giữa bối cảnh chiến sự ở Donbass căng thẳng, ngày 17/7/2014, máy bay số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bất ngờ bị bắn hạ khi đang di chuyển vùng không phận ở miền đông Ukraine này. Vụ việc là đề tài tranh cãi giữa các bên và đến giờ vẫn chưa có lời đáp ổn thỏa.
Sau cuộc họp của Nhóm Tiếp xúc về Ukraine, Thỏa thuận Minsk đã được các bên thống nhất và bắt đầu có hiệu lực từ lúc 15h GMT ngày 5/9/2014. Đây là một trong những bước ngoặt tích cực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tuy lệnh ngừng bắn theo thỏa thuận Minsk được áp dụng ở miền đông Ukraine, nhưng đôi lúc các cuộc bắn phá vẫn diễn ra. Đến đầu tháng 1/2015, chiến sự ở nơi này bùng phát trở lại với các cuộc tấn công diễn ra thường xuyên hơn từ hai phía.
Sân bay quốc tế ở Donetsk từng là điểm giao tranh ác liệt nhất trong hoạt động quân sự ở miền đông Ukraine cuối cùng đã thuộc về lực lượng dân quân ly khai. Đến thời điểm hiện tại (tức tháng 2/2014), thị trấn Debaltsevo đang là tâm điểm giao tranh giữa hai phe.