Từ tháng 6/2020, những người phản đối chính quyền Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita (ảnh) đã tiến hành biểu tình nhằm yêu cầu ông từ chức, cho rằng chính quyền đương nhiệm đã thất bại trong việc khôi phục an ninh và chống tham nhũng. Ảnh: Reuters.
11 người được cho là đã thiệt mạng và 124 người khác bị thương trong các cuộc biểu tình khi đó. Ảnh: Người dân xuống đường ở Bamako ngày 11/8 đòi Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita từ chức. Ảnh: Reuters.
Vụ đảo chính ở Mali năm 2020 xảy ra vài giờ sau khi lực lượng nổi dậy chiếm quyền kiểm soát căn cứ quân sự Kati ở ngoại ô Bamako, đồng thời bắt giữ nhiều quan chức quân sự và dân sự hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, vào sáng 18/8/2020, nhóm binh sĩ nổi loạn bắt đầu bắn đạn chỉ thiên tại một căn cứ quân sự ở Kati, cách thủ đô Bamako của Mali 15km. Ảnh: EPA.
Sau khi tiến vào thủ đô, nhóm binh sĩ đã bắt giữ Bộ trưởng Bộ Tài chính Abdoulaye Daffe, Tham mưu trưởng Lực lượng Vệ binh Quốc gia, và Moussa Timbiné - phát ngôn viên của Quốc hội. Thủ tướng Boubou Cissé (ảnh) sau đó đã kêu gọi đối thoại với lực lượng nổi dậy nhưng không thành công. Ảnh: DW.
Một thủ lĩnh của cuộc binh biến sau đó tuyên bố rằng Tổng thống Ibrahim Boubacar Keïta (ảnh) và Thủ tướng Boubou Cissé đã bị bắt giữ tại tư dinh ở Bamako. Ảnh: Getty.
Trong đêm 18/8, sau vài giờ bị bắt giữ, Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita tuyên bố từ chức và giải tán quốc hội. "Tôi không muốn vì duy trì quyền lực mà dẫn tới đổ máu", Tổng thống Keita phát biểu trên truyền hình. Ảnh: DAN.
Đại tá quân đội Mali Assimi Goita (ảnh) ngày 19/8/2020 tự tuyên bố là thủ lĩnh cuộc binh biến lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita và là Chủ tịch Ủy ban cứu quốc của nhân dân (CSNP), được thành lập sau cuộc đảo chính. Tuy nhiên, một nguồn tin từ các lực lượng vũ trang Mali lại cho hay, Tướng Malick Diaw đã dẫn đầu quân nổi dậy lật đổ Chính phủ Mali, còn Đại tá Sadio Camara là cấp phó của ông này. Ảnh: AP.
Ngày 20/8/2020, CNSP thông báo một "Tổng thống chuyển tiếp" sẽ được lựa chọn bổ nhiệm từ hàng ngũ quân đội hoặc dân sự. Trong ảnh là ông Assimi Goita. Ảnh: FB.
Phản ứng trước tình hình ở Mali, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã yêu cầu "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện" Tổng thống Keita và các thành viên trong chính phủ của ông này. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (ảnh) là một trong số những nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới lên án cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Keita tại Mali. Nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi "trao trả quyền lực cho người dân" cũng như tạo điều kiện cho việc "khôi phục trật tự Hiến pháp", đồng thời hối thúc trả tự do cho Tổng thống và Thủ tướng Mali khi đó. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne (ảnh) cũng lên án mạnh mẽ vụ đảo chính ở Mali hồi năm 2020, đồng thời kêu gọi các lực lượng an ninh Mali và các đối tượng tham gia lật đổ Tổng thống Keita tuân thủ trật tự Hiến pháp và tôn trọng quyền của tất cả người dân nước này. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video về vụ binh sĩ Pháp thiệt mạng tại Mali (Nguồn video: THĐT)
Từ tháng 6/2020, những người phản đối chính quyền Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita (ảnh) đã tiến hành biểu tình nhằm yêu cầu ông từ chức, cho rằng chính quyền đương nhiệm đã thất bại trong việc khôi phục an ninh và chống tham nhũng. Ảnh: Reuters.
11 người được cho là đã thiệt mạng và 124 người khác bị thương trong các cuộc biểu tình khi đó. Ảnh: Người dân xuống đường ở Bamako ngày 11/8 đòi Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita từ chức. Ảnh: Reuters.
Vụ đảo chính ở Mali năm 2020 xảy ra vài giờ sau khi lực lượng nổi dậy chiếm quyền kiểm soát căn cứ quân sự Kati ở ngoại ô Bamako, đồng thời bắt giữ nhiều quan chức quân sự và dân sự hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, vào sáng 18/8/2020, nhóm binh sĩ nổi loạn bắt đầu bắn đạn chỉ thiên tại một căn cứ quân sự ở Kati, cách thủ đô Bamako của Mali 15km. Ảnh: EPA.
Sau khi tiến vào thủ đô, nhóm binh sĩ đã bắt giữ Bộ trưởng Bộ Tài chính Abdoulaye Daffe, Tham mưu trưởng Lực lượng Vệ binh Quốc gia, và Moussa Timbiné - phát ngôn viên của Quốc hội. Thủ tướng Boubou Cissé (ảnh) sau đó đã kêu gọi đối thoại với lực lượng nổi dậy nhưng không thành công. Ảnh: DW.
Một thủ lĩnh của cuộc binh biến sau đó tuyên bố rằng Tổng thống Ibrahim Boubacar Keïta (ảnh) và Thủ tướng Boubou Cissé đã bị bắt giữ tại tư dinh ở Bamako. Ảnh: Getty.
Trong đêm 18/8, sau vài giờ bị bắt giữ, Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita tuyên bố từ chức và giải tán quốc hội. "Tôi không muốn vì duy trì quyền lực mà dẫn tới đổ máu", Tổng thống Keita phát biểu trên truyền hình. Ảnh: DAN.
Đại tá quân đội Mali Assimi Goita (ảnh) ngày 19/8/2020 tự tuyên bố là thủ lĩnh cuộc binh biến lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita và là Chủ tịch Ủy ban cứu quốc của nhân dân (CSNP), được thành lập sau cuộc đảo chính. Tuy nhiên, một nguồn tin từ các lực lượng vũ trang Mali lại cho hay, Tướng Malick Diaw đã dẫn đầu quân nổi dậy lật đổ Chính phủ Mali, còn Đại tá Sadio Camara là cấp phó của ông này. Ảnh: AP.
Ngày 20/8/2020, CNSP thông báo một "Tổng thống chuyển tiếp" sẽ được lựa chọn bổ nhiệm từ hàng ngũ quân đội hoặc dân sự. Trong ảnh là ông Assimi Goita. Ảnh: FB.
Phản ứng trước tình hình ở Mali, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã yêu cầu "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện" Tổng thống Keita và các thành viên trong chính phủ của ông này. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (ảnh) là một trong số những nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới lên án cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Keita tại Mali. Nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi "trao trả quyền lực cho người dân" cũng như tạo điều kiện cho việc "khôi phục trật tự Hiến pháp", đồng thời hối thúc trả tự do cho Tổng thống và Thủ tướng Mali khi đó. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne (ảnh) cũng lên án mạnh mẽ vụ đảo chính ở Mali hồi năm 2020, đồng thời kêu gọi các lực lượng an ninh Mali và các đối tượng tham gia lật đổ Tổng thống Keita tuân thủ trật tự Hiến pháp và tôn trọng quyền của tất cả người dân nước này. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video về vụ binh sĩ Pháp thiệt mạng tại Mali (Nguồn video: THĐT)