Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt mời các phóng viên báo chí vào Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng để tham gia các cuộc họp giao ban hai lần một tuần. Ảnh chụp ngày 25/8/1939. Ảnh: AP.Các cuộc họp báo vẫn diễn ra ngay cả khi Tổng thống đang nghỉ phép. Trong hình là Tổng thống Harry S. Truman mời báo chí đến thăm nơi ông nghỉ đông ở Key West, Florida. Ảnh: AP.Trong hình là thư ký báo chí của Tổng thống Dwight D. Eisenhower, James Haggerty, người sắp xếp một số cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống và báo chí, như các cuộc họp báo thường kỳ theo lịch trình. Ảnh: AP.Sau cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn không thành công, Tổng thống John F. Kennedy đã cảnh báo giới báo chí nhằm hạn chế xuất bản những tin tức có lợi cho kẻ thù của Mỹ. Ảnh: AP.Tổng thống Lyndon B. Johnson rất cảnh giác và đôi khi còn gây áp lực với báo chí. Ông Johnson từng điện thoại cho giám đốc FBI J. Edgar Hoover để được giúp đỡ trong việc trấn áp một bài xã luận của tờ Washington Post liên quan tới cuộc điều tra về vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Ảnh: AP.Tổng thống Richard Nixon là vị tổng thống đầu tiên đề cập đến các phóng viên là "giới truyền thông". Năm 1969, Nixon đã chỉ thị cho Phó Tổng thống Spiro Agnew đưa ra những tuyên bố tấn công báo chí theo cách tương tự với các đảng phái chính trị phản đối. Ảnh: AP.Trái lại, Tổng thống Gerald Ford được cho là người thân thiện với báo chí. Ông đã mời 6 nhà báo đến bữa tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước, tổ chức vào nhiệm kỳ của ông. Ảnh: AP.Tổng thống Jimmy Carter đã tổ chức 59 cuộc họp báo chính thức trong nhiệm kỳ của mình. Ảnh: AP.Theo báo The New York Times, vào những năm 1980, nhóm báo chí dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã "đạt được một mức độ kiểm soát mới" đối với tin tức. Ảnh: AP.Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1988 của ông, Phó Tổng thống George H.W. Bush khi đó đã chỉ trích nhà báo Dan Rather sau khi ông ta đặt câu hỏi về vụ bê bối Iran-Contra. Ảnh: AP.Thư ký báo chí của Tổng thống Bill Clinton, Mike McCurry, là người đầu tiên cho phép truyền hình trực tiếp về cuộc họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.Năm 2004, tờ The New Yorker xuất bản một bài báo rộng rãi phân tích mối quan hệ giữa báo chí và George W. Bush tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.Đội ngũ nhân viên của Tổng thống Barack Obama thường sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để liên lạc với công chúng Mỹ. Vào cuối năm 2013, 38 tổ chức tin tức đã ký một thư than phiền về việc thiếu các phóng viên ảnh được cấp phép tham gia các sự kiện lớn tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.Mối quan hệ của Tổng thống Donald Trump với các phương tiện truyền thông khá căng thẳng. Trên Twitter, ông Trump đã nhiều lần gọi các tổ chức tin tức như CNN, The New York Times, CBS, NBC News và ABC là "trang tin giả mạo". Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt mời các phóng viên báo chí vào Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng để tham gia các cuộc họp giao ban hai lần một tuần. Ảnh chụp ngày 25/8/1939. Ảnh: AP.
Các cuộc họp báo vẫn diễn ra ngay cả khi Tổng thống đang nghỉ phép. Trong hình là Tổng thống Harry S. Truman mời báo chí đến thăm nơi ông nghỉ đông ở Key West, Florida. Ảnh: AP.
Trong hình là thư ký báo chí của Tổng thống Dwight D. Eisenhower, James Haggerty, người sắp xếp một số cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống và báo chí, như các cuộc họp báo thường kỳ theo lịch trình. Ảnh: AP.
Sau cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn không thành công, Tổng thống John F. Kennedy đã cảnh báo giới báo chí nhằm hạn chế xuất bản những tin tức có lợi cho kẻ thù của Mỹ. Ảnh: AP.
Tổng thống Lyndon B. Johnson rất cảnh giác và đôi khi còn gây áp lực với báo chí. Ông Johnson từng điện thoại cho giám đốc FBI J. Edgar Hoover để được giúp đỡ trong việc trấn áp một bài xã luận của tờ Washington Post liên quan tới cuộc điều tra về vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Ảnh: AP.
Tổng thống Richard Nixon là vị tổng thống đầu tiên đề cập đến các phóng viên là "giới truyền thông". Năm 1969, Nixon đã chỉ thị cho Phó Tổng thống Spiro Agnew đưa ra những tuyên bố tấn công báo chí theo cách tương tự với các đảng phái chính trị phản đối. Ảnh: AP.
Trái lại, Tổng thống Gerald Ford được cho là người thân thiện với báo chí. Ông đã mời 6 nhà báo đến bữa tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước, tổ chức vào nhiệm kỳ của ông. Ảnh: AP.
Tổng thống Jimmy Carter đã tổ chức 59 cuộc họp báo chính thức trong nhiệm kỳ của mình. Ảnh: AP.
Theo báo The New York Times, vào những năm 1980, nhóm báo chí dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã "đạt được một mức độ kiểm soát mới" đối với tin tức. Ảnh: AP.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1988 của ông, Phó Tổng thống George H.W. Bush khi đó đã chỉ trích nhà báo Dan Rather sau khi ông ta đặt câu hỏi về vụ bê bối Iran-Contra. Ảnh: AP.
Thư ký báo chí của Tổng thống Bill Clinton, Mike McCurry, là người đầu tiên cho phép truyền hình trực tiếp về cuộc họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.
Năm 2004, tờ The New Yorker xuất bản một bài báo rộng rãi phân tích mối quan hệ giữa báo chí và George W. Bush tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.
Đội ngũ nhân viên của Tổng thống Barack Obama thường sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để liên lạc với công chúng Mỹ. Vào cuối năm 2013, 38 tổ chức tin tức đã ký một thư than phiền về việc thiếu các phóng viên ảnh được cấp phép tham gia các sự kiện lớn tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.
Mối quan hệ của Tổng thống Donald Trump với các phương tiện truyền thông khá căng thẳng. Trên Twitter, ông Trump đã nhiều lần gọi các tổ chức tin tức như CNN, The New York Times, CBS, NBC News và ABC là "trang tin giả mạo". Ảnh: AP.