Trận chiến Prokhorovka giữa Tập đoàn quân xe tăng số 4 của phát xít Đức và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 thuộc Quân đoàn Xe tăng 2 của Liên Xô diễn ra vào ngày 12/7/1943 gần thành phố Prokhorovka của Liên Xô. Nó là một phần của trận chiến Vòng cung Kursk nổi tiếng.Đoàn xe tăng Panzer III của phát xít Đức di chuyển ra tiền tuyến. Đây là trận đấu tăng lớn nhất trong Đại chiến thế giới lần thứ hai. Theo War History Online, hai bên đưa vào trận 1.464 xe tăng và pháo tự hành.Đội hình xe tăng T-34 và T-70 của Liên Xô. Trận chiến xe tăng lớn nhất Đại chiến thế giới lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh Liên Xô phải tung lực lượng dự bị sớm hơn so với kế hoạch để chặn đà tiến của quân Đức.Xe thiết giáp kéo xe tăng T-34 của Liên Xô về nơi an toàn sau khi nó trúng đạn. Trận đánh Prokhorovka là một giai đoạn mấu chốt trong toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch hợp vây Hồng quân tại vòng cung Kursk.Hàng chục xe tăng Đức, bao gồm cả những xe tăng Liên Xô mà họ chiếm, dàn trận để chuẩn bị tấn công.Binh sĩ Hồng quân xung phong để chặn một đợt tấn công từ phía Đức.Tăng Panzer IV và một xe thiết giáp của Đức Quốc xã.Một xe tăng Panzer III của Đức bị phá hủy.Xe tăng Đức chĩa nòng pháo về phía những người lính Liên Xô.Đức Quốc xã diệt khoảng 300-400 xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô, đồng thời làm giảm sức mạnh của Tập đoàn xe tăng cận vệ số 5, song họ không thể biến thành quả đó thành lợi thế trên chiến trường.Lính Đức xem xét một xe tăng T-34 của Hồng quân. Phát xít Đức giành được một vài mục tiêu chiến thuật sau trận đánh, nhưng thất bại hoàn toàn trong việc đạt được mục tiêu chiến lược của họ.Ivan Shevtsov, một binh sĩ Hồng quân, đứng cạnh xe tăng Tiger của quân Đức mà anh chiếm được. Sau này Ivan Shevtsov trở thành anh hùng quân đội Liên Xô.Xác xe thiết giáp điều khiển từ xa cùng xe máy 3 bánh của quân Đức trên trận địa. Hồng quân Xô Viết thất bại trong quá trình phản công đẩy lui mũi tấn công của phát xít Đức, nhưng đã thành công trong việc bảo vệ trận địa và ngăn không cho quân Đức chọc thủng phòng tuyến.Nhóm binh sĩ Hồng quân kiểm tra xe tăng Tiger mà lính Đức bỏ lại. Cả hai phe đều chịu tổn thất nặng; mặc dù tổn thất của Hồng quân cao hơn nhưng nền công nghiệp quốc phòng cũng như nguồn nhân lực và vật lực dự trữ chiến lược to lớn của Liên Xô đủ sức bù đắp tổn thất. Trong khi đó phát xít Đức kiệt sức và không còn lực lượng dự bị để có thể động tiến công nữa.Sau trận chiến Prokhorovka nói riêng và trận chiến Vòng cung Kursk nói chung, quân Đức càng lúc càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động cho đến khi Thế chiến II kết thúc.
Trận chiến Prokhorovka giữa Tập đoàn quân xe tăng số 4 của phát xít Đức và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 thuộc Quân đoàn Xe tăng 2 của Liên Xô diễn ra vào ngày 12/7/1943 gần thành phố Prokhorovka của Liên Xô. Nó là một phần của trận chiến Vòng cung Kursk nổi tiếng.
Đoàn xe tăng Panzer III của phát xít Đức di chuyển ra tiền tuyến. Đây là trận đấu tăng lớn nhất trong Đại chiến thế giới lần thứ hai. Theo War History Online, hai bên đưa vào trận 1.464 xe tăng và pháo tự hành.
Đội hình xe tăng T-34 và T-70 của Liên Xô. Trận chiến xe tăng lớn nhất Đại chiến thế giới lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh Liên Xô phải tung lực lượng dự bị sớm hơn so với kế hoạch để chặn đà tiến của quân Đức.
Xe thiết giáp kéo xe tăng T-34 của Liên Xô về nơi an toàn sau khi nó trúng đạn. Trận đánh Prokhorovka là một giai đoạn mấu chốt trong toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch hợp vây Hồng quân tại vòng cung Kursk.
Hàng chục xe tăng Đức, bao gồm cả những xe tăng Liên Xô mà họ chiếm, dàn trận để chuẩn bị tấn công.
Binh sĩ Hồng quân xung phong để chặn một đợt tấn công từ phía Đức.
Tăng Panzer IV và một xe thiết giáp của Đức Quốc xã.
Một xe tăng Panzer III của Đức bị phá hủy.
Xe tăng Đức chĩa nòng pháo về phía những người lính Liên Xô.
Đức Quốc xã diệt khoảng 300-400 xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô, đồng thời làm giảm sức mạnh của Tập đoàn xe tăng cận vệ số 5, song họ không thể biến thành quả đó thành lợi thế trên chiến trường.
Lính Đức xem xét một xe tăng T-34 của Hồng quân. Phát xít Đức giành được một vài mục tiêu chiến thuật sau trận đánh, nhưng thất bại hoàn toàn trong việc đạt được mục tiêu chiến lược của họ.
Ivan Shevtsov, một binh sĩ Hồng quân, đứng cạnh xe tăng Tiger của quân Đức mà anh chiếm được. Sau này Ivan Shevtsov trở thành anh hùng quân đội Liên Xô.
Xác xe thiết giáp điều khiển từ xa cùng xe máy 3 bánh của quân Đức trên trận địa. Hồng quân Xô Viết thất bại trong quá trình phản công đẩy lui mũi tấn công của phát xít Đức, nhưng đã thành công trong việc bảo vệ trận địa và ngăn không cho quân Đức chọc thủng phòng tuyến.
Nhóm binh sĩ Hồng quân kiểm tra xe tăng Tiger mà lính Đức bỏ lại. Cả hai phe đều chịu tổn thất nặng; mặc dù tổn thất của Hồng quân cao hơn nhưng nền công nghiệp quốc phòng cũng như nguồn nhân lực và vật lực dự trữ chiến lược to lớn của Liên Xô đủ sức bù đắp tổn thất. Trong khi đó phát xít Đức kiệt sức và không còn lực lượng dự bị để có thể động tiến công nữa.
Sau trận chiến Prokhorovka nói riêng và trận chiến Vòng cung Kursk nói chung, quân Đức càng lúc càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động cho đến khi Thế chiến II kết thúc.