Đây là những hình ảnh tôi ghi lại trong hành trình khám phá Triều Tiên - đất nước bí ẩn nhất hành tinh. Những hình ảnh này mô tả hành trính đi từ biên giới Trung Quốc đến Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Triều Tiên và là thành phố lớn nhất. Chuyến đi của tôi bắt đầu ở Trung Quốc rồi lên tàu vào Triều Tiên, một cách thức nhập cảnh chỉ dành cho những người từ các quốc gia khác không phải Mỹ.Con sông Áp Lục là biên giới tự nhiên giữa Triều Tiên và Trung Quốc.Người Triều Tiên gần như không thể đào tẩu sang Trung Quốc. Có tháp canh và lính gác ở khắp mọi nơi. Nếu công dân Triều Tiên bị bắt khi đang bỏ trốn, họ sẽ bị đưa vào trại tập trung vài tháng (hoặc vài năm). Với quân nhân cố gắng đào ngũ và trốn khỏi Triều Tiên sẽ bị xử lý nặng hơn.Cầu trên sông Áp Lục nối giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Cây cầu này đã bị phá hủy trong chiến tranh Triều Tiên và không thể sử dụng được nữa.Con tàu này sẽ đưa bạn vào Triều Tiên, nơi hải quan đang chờ bạn với những quy định nghiêm ngặt.Cuối cùng thì tôi cũng đã điền xong tờ kê khai hải quan. Họ kiểm tra các nội dung khiêu dâm hay các phim chống Triều Tiên (như "The Interview"), nếu phát hiện họ sẽ xóa ngay lập tức. Thời gian kiểm tra toàn bộ nhóm của tôi là 3 giờ đồng hồ.Nếu bạn là người Mỹ, bạn không được phép lên chuyến tàu này mà phải bay từ Trung Quốc sang. Đó là lựa chọn duy nhất.Bức ảnh đầu tiên tôi chụp ở Triều Tiên. Đây là thành phố Sinuiju. Tôi cảm thấy như đang lạc vào phiên bản châu Á của các thành phố Đông Âu từ những năm 1960. Có quy định không được chụp ảnh trên tàu hỏa nhưng những người Triều Tiên cùng tàu với chúng tôi không phàn nàn gì.Phía xa kia là 3 bức chân dung khổng lồ của Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành cùng phu nhân Kim Jong Suk và con trai Kim Jong Il.Bạn chỉ có thể di chuyển qua những vùng rộng lớn bằng xe bus (như chiếc này) hoặc tàu hỏa. Người dân nông thôn tất nhiên không thể sở hữu xe ô tô.Triều Tiên sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Hình ảnh những cánh đồng và làng xóm thôn quê này được bắt gặp suốt hành trình đến Bình Nhưỡng của Michal Huniewicz.Khải hoàn môn kỷ niệm sự kiện Triều Tiên chống lại Nhật Bản năm 1925-1945. Đây cũng là công trình Khải hoàn môn cao thứ 2 thế giới.
Đây là những hình ảnh tôi ghi lại trong hành trình khám phá Triều Tiên - đất nước bí ẩn nhất hành tinh. Những hình ảnh này mô tả hành trính đi từ biên giới Trung Quốc đến Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Triều Tiên và là thành phố lớn nhất. Chuyến đi của tôi bắt đầu ở Trung Quốc rồi lên tàu vào Triều Tiên, một cách thức nhập cảnh chỉ dành cho những người từ các quốc gia khác không phải Mỹ.
Con sông Áp Lục là biên giới tự nhiên giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
Người Triều Tiên gần như không thể đào tẩu sang Trung Quốc. Có tháp canh và lính gác ở khắp mọi nơi. Nếu công dân Triều Tiên bị bắt khi đang bỏ trốn, họ sẽ bị đưa vào trại tập trung vài tháng (hoặc vài năm). Với quân nhân cố gắng đào ngũ và trốn khỏi Triều Tiên sẽ bị xử lý nặng hơn.
Cầu trên sông Áp Lục nối giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Cây cầu này đã bị phá hủy trong chiến tranh Triều Tiên và không thể sử dụng được nữa.
Con tàu này sẽ đưa bạn vào Triều Tiên, nơi hải quan đang chờ bạn với những quy định nghiêm ngặt.
Cuối cùng thì tôi cũng đã điền xong tờ kê khai hải quan. Họ kiểm tra các nội dung khiêu dâm hay các phim chống Triều Tiên (như "The Interview"), nếu phát hiện họ sẽ xóa ngay lập tức. Thời gian kiểm tra toàn bộ nhóm của tôi là 3 giờ đồng hồ.
Nếu bạn là người Mỹ, bạn không được phép lên chuyến tàu này mà phải bay từ Trung Quốc sang. Đó là lựa chọn duy nhất.
Bức ảnh đầu tiên tôi chụp ở Triều Tiên. Đây là thành phố Sinuiju. Tôi cảm thấy như đang lạc vào phiên bản châu Á của các thành phố Đông Âu từ những năm 1960. Có quy định không được chụp ảnh trên tàu hỏa nhưng những người Triều Tiên cùng tàu với chúng tôi không phàn nàn gì.
Phía xa kia là 3 bức chân dung khổng lồ của Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành cùng phu nhân Kim Jong Suk và con trai Kim Jong Il.
Bạn chỉ có thể di chuyển qua những vùng rộng lớn bằng xe bus (như chiếc này) hoặc tàu hỏa. Người dân nông thôn tất nhiên không thể sở hữu xe ô tô.
Triều Tiên sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Hình ảnh những cánh đồng và làng xóm thôn quê này được bắt gặp suốt hành trình đến Bình Nhưỡng của Michal Huniewicz.
Khải hoàn môn kỷ niệm sự kiện Triều Tiên chống lại Nhật Bản năm 1925-1945. Đây cũng là công trình Khải hoàn môn cao thứ 2 thế giới.