Viện cớ chính quyền Iraq sở hữu các vũ khí hủy diệt hàng loạt và có liên hệ mật thiết với tổ chức khủng bố al-Qaeda, liên minh đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu tấn công xâm lược đất nước Iraq vào tháng 3/2003 . Trong ảnh, vụ nổ lớn làm rung chuyển Thủ đô Baghdad trong một cuộc không kích vào ngày 21/3/2003.Cuộc xâm lược của liên minh đã làm đảo lộn đất nước Iraq và gây nên những hậu quả kéo dài cho tới tận ngày này. Ảnh: Nam y tá ở Bệnh viện Hải quân Mỹ dưới sự quản lý của Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến Số 1 ôm em bé người Iraq.Một binh sĩ Mỹ thay cờ Iraq trên nóc cánh cổng ra vào cảng Umm Qasr hôm 21/3/2003.Các thành viên lữ đoàn Stryker Brigade (Quân đội Mỹ) canh giữ đồn cảnh sát mới vừa bị quân nổi dậy chiếm đóng trong một cuộc giao tranh dữ dội ở Mosul ngày 19/4/2004.Lính Mỹ cầu nguyện cho đồng đội Allen Brenton Jaynes bị chết tại căn cứ quân sự ở Baghdad.Một người dân Iraq bị bắt giữ vẫy tay qua tấm song sắt ở nhà tù Abu Ghraib, ngoại ô Baghdad hôm 17/4/2004.Ngọn lửa bao trùm lên các binh lính Anh sau khi những người biểu tình ở thành phố Basra ném bom xăng ngày 22/3/2004.Nhóm bé trai người Iraq đứng xem ngọn lửa đang bốc cháy ngùn ngụt từ một giếng dầu ở ngoại ô thị trấn Baiji, phía bắc Baghdad hôm 15/3/2005.Các binh sĩ Mỹ bắt giữ người đàn ông vì nghi ngờ anh ta mang theo thiết bị nổ ở trong xe ô tô.Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein tranh luận với các công tố viên trong phiên xét xử ông ở khu vực giới tuyến xanh ở Thủ đô Baghdad ngày 5/4/2006. Tháng 12 năm đó, ông đã bị treo cổ sau phán quyết của tòa án.Sau khi lật đổ Tổng thống Hussein, Iraq luôn hứng chịu các cuộc biến động sâu sắc về cả chính trị-xã hội và an ninh. Bé gái Iraq giơ tay lên cao trong lúc binh sĩ Mỹ và Iraq lục soát căn nhà em ở Baquba ngày 30/6/2007.Nam công dân Iraq bị lính Mỹ bắt giữ trong một đêm tuần tra ở khu dân cư Zafraniya.Hiện trường vụ đánh bom tự sát ở Baghdad.Ngọn lửa bốc lên gần Bộ Tư pháp Iraq không lâu sau một vụ nổ ở Baghdad ngày 25/10/2009.Tháng 12/2011, lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Iraq, kết thúc cuộc can thiệp quân sự kéo dài 9 năm. Trong ảnh, Thiếu tá Không quân Mỹ Stacie Shafran rời căn cứ Sather của Quân đội Mỹ gần Baghdad để lên đường về nước.
Viện cớ chính quyền Iraq sở hữu các vũ khí hủy diệt hàng loạt và có liên hệ mật thiết với tổ chức khủng bố al-Qaeda, liên minh đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu tấn công xâm lược đất nước Iraq vào tháng 3/2003 . Trong ảnh, vụ nổ lớn làm rung chuyển Thủ đô Baghdad trong một cuộc không kích vào ngày 21/3/2003.
Cuộc xâm lược của liên minh đã làm đảo lộn đất nước Iraq và gây nên những hậu quả kéo dài cho tới tận ngày này. Ảnh: Nam y tá ở Bệnh viện Hải quân Mỹ dưới sự quản lý của Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến Số 1 ôm em bé người Iraq.
Một binh sĩ Mỹ thay cờ Iraq trên nóc cánh cổng ra vào cảng Umm Qasr hôm 21/3/2003.
Các thành viên lữ đoàn Stryker Brigade (Quân đội Mỹ) canh giữ đồn cảnh sát mới vừa bị quân nổi dậy chiếm đóng trong một cuộc giao tranh dữ dội ở Mosul ngày 19/4/2004.
Lính Mỹ cầu nguyện cho đồng đội Allen Brenton Jaynes bị chết tại căn cứ quân sự ở Baghdad.
Một người dân Iraq bị bắt giữ vẫy tay qua tấm song sắt ở nhà tù Abu Ghraib, ngoại ô Baghdad hôm 17/4/2004.
Ngọn lửa bao trùm lên các binh lính Anh sau khi những người biểu tình ở thành phố Basra ném bom xăng ngày 22/3/2004.
Nhóm bé trai người Iraq đứng xem ngọn lửa đang bốc cháy ngùn ngụt từ một giếng dầu ở ngoại ô thị trấn Baiji, phía bắc Baghdad hôm 15/3/2005.
Các binh sĩ Mỹ bắt giữ người đàn ông vì nghi ngờ anh ta mang theo thiết bị nổ ở trong xe ô tô.
Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein tranh luận với các công tố viên trong phiên xét xử ông ở khu vực giới tuyến xanh ở Thủ đô Baghdad ngày 5/4/2006. Tháng 12 năm đó, ông đã bị treo cổ sau phán quyết của tòa án.
Sau khi lật đổ Tổng thống Hussein, Iraq luôn hứng chịu các cuộc biến động sâu sắc về cả chính trị-xã hội và an ninh. Bé gái Iraq giơ tay lên cao trong lúc binh sĩ Mỹ và Iraq lục soát căn nhà em ở Baquba ngày 30/6/2007.
Nam công dân Iraq bị lính Mỹ bắt giữ trong một đêm tuần tra ở khu dân cư Zafraniya.
Hiện trường vụ đánh bom tự sát ở Baghdad.
Ngọn lửa bốc lên gần Bộ Tư pháp Iraq không lâu sau một vụ nổ ở Baghdad ngày 25/10/2009.
Tháng 12/2011, lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Iraq, kết thúc cuộc can thiệp quân sự kéo dài 9 năm. Trong ảnh, Thiếu tá Không quân Mỹ Stacie Shafran rời căn cứ Sather của Quân đội Mỹ gần Baghdad để lên đường về nước.