Một vài ngôi nhà giáp mặt đường đã bị san phẳng ở thành phố Beit Hanoun. Ước tính có khoảng 12.000 người đã đi di tản và hơn 11.200 người bị thương sau 51 ngày Israel thi hành kế hoạch gọi là “Hoạt động phòng ngừa”.Thiếu nữ 15 tuổi cùng các em trai ngồi trên đống đổ nát đã từng là căn phòng của cô trước đây. Đống quần áo dưới chân cũng đã từng là tài sản của cô bé.Chủ ngôi nhà đã bị phá hủy ở thành phố Beit Hanoun để lại tên và số điện thoại trong trường hợp các tổ chức viện trợ hoặc bạn bè tới tìm.Ông Abu Khaled tìm thấy xác pháo mà Israel đã bắn ra trong chính ngôi nhà của mình, ngôi nhà cũng bị phá hủy gần như toàn bộ trong cuộc tấn công vào dải Gaza.Người phụ nữ nấu ăn trên đống đổ nát của ngôi nhà đã bị phá hủy ở Khuzaa. Hiện tại bà và gia đình đang sống trong 1 túp lều giữa đống gạch vụn.Zahra Hamad, mẹ của 9 đứa trẻ đã mang cả gia đình tới sống trên vỉa hè chật hẹp của 1 cửa hàng, cạnh ngôi trường của Liên Hiệp Quốc đã bị oanh tạc trong cuộc tấn công. “Căn nhà” không có mái che, làm người phụ nữ và chồng lo lắng khi mùa đông tới.2 thanh niên ngồi bên ngoài ngôi nhà ở thành phố Beit Hanoun. Họ đang ở trong 1 trường học gần đó nhưng vẫn trở về ngôi nhà cũ thường xuyên để gặp gỡ gia đình và hàng xóm.Những tấm áp phích mờ nhạt của những người thiệt mạng trong các cuộc chiến trước đó. Họ được nhắc đến rộng rãi là “những người tử vì đạo”. Hơn 2.000 người, chủ yếu là dân thường đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh mùa hè năm 2014 và ít nhất 1/4 số này là trẻ em. 72 lính Israel cũng đã thiệt mạng trong cuộc chiến, 67 người trong số họ là lực lượng vũ trang.1 chiếc lều nằm trên nóc của ngôi nhà bị bom đạn san phẳng ở Khuzaa, khu vực biên giới đã bị bắn phá dữ dội trong cuộc tấn công.Tầng trệt của 1 ngôi nhà ở Shejaiyah, 1 trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc chiến ở dải Gaza. Khoảng 18.000 ngôi nhà đã bị phá hủy trong mùa hè năm 2014.Người phụ nữ ôm đứa trẻ đứng trên đống đổ nát của căn nhà ở Khuzaa, khu vực này cũng đã bị oanh tạc khủng khiếp.Lũ trẻ vui vẻ vẫy tay từ tầng thượng tòa nhà bị đạn pháo bắn phá. Mẹ chúng cho biết bà rất lo lắng ngôi nhà sẽ đổ sập vì đã hỏng hóc quá nhiều nhưng họ chẳng có nơi nào để đi.Sân bay quốc tế Yasser Arafat được xây dựng vào năm 1998. Nó mới chỉ mở cửa trở lại được 2 năm sau khi Israel đóng cửa sân bay này vào năm 2000 do đường băng bị phá hủy và tháp quan sát bị đánh bom. Ngày 7/7/2014, Israel lần nữa đánh bom vào sân bay này vì cho rằng kẻ địch đang hoạt động gần đó.Tàu đánh cá đậu ở bến vào sáng sớm để bán những hải sản đánh bắt được vào đêm trước đó.Bãi biển ở thành phố Gaza nhìn thanh bình là thế nhưng người dân nơi đây đã chìm trong chiến tranh 6 năm trời.Cô bé ngước nhìn ngôi nhà bị phá hủy trước ngày khai giảng 2 ngày. Tuần đầu tiên nhập học, các ngôi trường ở dải Gaza sẽ không tổ chức dạy học mà sẽ là thời gian giúp lũ trẻ đối mặt và xoa dịu những thứ chúng phải chứng kiến trong cuộc chiến.
Một vài ngôi nhà giáp mặt đường đã bị san phẳng ở thành phố Beit Hanoun. Ước tính có khoảng 12.000 người đã đi di tản và hơn 11.200 người bị thương sau 51 ngày Israel thi hành kế hoạch gọi là “Hoạt động phòng ngừa”.
Thiếu nữ 15 tuổi cùng các em trai ngồi trên đống đổ nát đã từng là căn phòng của cô trước đây. Đống quần áo dưới chân cũng đã từng là tài sản của cô bé.
Chủ ngôi nhà đã bị phá hủy ở thành phố Beit Hanoun để lại tên và số điện thoại trong trường hợp các tổ chức viện trợ hoặc bạn bè tới tìm.
Ông Abu Khaled tìm thấy xác pháo mà Israel đã bắn ra trong chính ngôi nhà của mình, ngôi nhà cũng bị phá hủy gần như toàn bộ trong cuộc tấn công vào dải Gaza.
Người phụ nữ nấu ăn trên đống đổ nát của ngôi nhà đã bị phá hủy ở Khuzaa. Hiện tại bà và gia đình đang sống trong 1 túp lều giữa đống gạch vụn.
Zahra Hamad, mẹ của 9 đứa trẻ đã mang cả gia đình tới sống trên vỉa hè chật hẹp của 1 cửa hàng, cạnh ngôi trường của Liên Hiệp Quốc đã bị oanh tạc trong cuộc tấn công. “Căn nhà” không có mái che, làm người phụ nữ và chồng lo lắng khi mùa đông tới.
2 thanh niên ngồi bên ngoài ngôi nhà ở thành phố Beit Hanoun. Họ đang ở trong 1 trường học gần đó nhưng vẫn trở về ngôi nhà cũ thường xuyên để gặp gỡ gia đình và hàng xóm.
Những tấm áp phích mờ nhạt của những người thiệt mạng trong các cuộc chiến trước đó. Họ được nhắc đến rộng rãi là “những người tử vì đạo”. Hơn 2.000 người, chủ yếu là dân thường đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh mùa hè năm 2014 và ít nhất 1/4 số này là trẻ em. 72 lính Israel cũng đã thiệt mạng trong cuộc chiến, 67 người trong số họ là lực lượng vũ trang.
1 chiếc lều nằm trên nóc của ngôi nhà bị bom đạn san phẳng ở Khuzaa, khu vực biên giới đã bị bắn phá dữ dội trong cuộc tấn công.
Tầng trệt của 1 ngôi nhà ở Shejaiyah, 1 trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc chiến ở dải Gaza. Khoảng 18.000 ngôi nhà đã bị phá hủy trong mùa hè năm 2014.
Người phụ nữ ôm đứa trẻ đứng trên đống đổ nát của căn nhà ở Khuzaa, khu vực này cũng đã bị oanh tạc khủng khiếp.
Lũ trẻ vui vẻ vẫy tay từ tầng thượng tòa nhà bị đạn pháo bắn phá. Mẹ chúng cho biết bà rất lo lắng ngôi nhà sẽ đổ sập vì đã hỏng hóc quá nhiều nhưng họ chẳng có nơi nào để đi.
Sân bay quốc tế Yasser Arafat được xây dựng vào năm 1998. Nó mới chỉ mở cửa trở lại được 2 năm sau khi Israel đóng cửa sân bay này vào năm 2000 do đường băng bị phá hủy và tháp quan sát bị đánh bom. Ngày 7/7/2014, Israel lần nữa đánh bom vào sân bay này vì cho rằng kẻ địch đang hoạt động gần đó.
Tàu đánh cá đậu ở bến vào sáng sớm để bán những hải sản đánh bắt được vào đêm trước đó.
Bãi biển ở thành phố Gaza nhìn thanh bình là thế nhưng người dân nơi đây đã chìm trong chiến tranh 6 năm trời.
Cô bé ngước nhìn ngôi nhà bị phá hủy trước ngày khai giảng 2 ngày. Tuần đầu tiên nhập học, các ngôi trường ở dải Gaza sẽ không tổ chức dạy học mà sẽ là thời gian giúp lũ trẻ đối mặt và xoa dịu những thứ chúng phải chứng kiến trong cuộc chiến.