Nữ xạ thủ Liên Xô Roza Shanina sinh ngày 3/4/1924 trong một gia đình lao động ở thị trấn nhỏ cách Leningrad vài trăm km về phía Đông. Vốn là người hiếu học, sau khi kết thúc bậc tiểu học, Roza vẫn kiên trì đi bộ trên con đường dài 13 km mỗi ngày để đến trường trung học gần nhất tại Bereznik. Tuy nhiên, việc học của cô có nguy cơ bị gián đoạn khi cha mẹ cô từ chối cho con mình theo học phổ thông. Roza - khi ấy 14 tuổi - đã quyết định rời khỏi nhà và đi bộ suốt 50 giờ để đến ga tàu gần nhất, bắt một chuyến tàu đến thành phố Arkhangelsk.Ở Arkhangelsk, Roza sống cùng người anh trai Fyoder cho đến khi cô được nhận vào trường phổ thông của thành phố và được cấp phòng ký túc xá cũng như một khoản trợ cấp học sinh.Khi quân phát xít tràn qua biên giới Liên Xô vào mùa hè năm 1941, nền kinh tế đất nước trở nên khó khăn và chế độ giáo dục phổ thông miễn phí không còn được duy trì. Để trang trải sinh hoạt phí và tiếp tục ước mơ trở thành một giáo viên, Roza đã nhận việc tại một trường mẫu giáo địa phương.Chiến tranh mau chóng lan tới từng thành phố của Liên Xô và chẳng mấy chốc, Arkhangelsk đã nằm trong những đợt oanh kích dữ dội của không lực phát xít Đức. Khi ấy, Roza đã dũng cảm tình nguyện tham gia vào đội phòng không trên nóc nhà của trường mẫu giáo nơi mình làm việc. Tháng 12/1941, một biến cố lớn xảy đến với Roza: anh trai Mikhail của cô ra đi trong cuộc vây hãm Leningrad. Cú sốc khiến cô quyết định lên đường ra trận để trả thù cho cái chết của người anh.Tuy nhiên, vì chính sách hạn chế phụ nữ tham gia vào tiền tuyến của Liên Xô khi ấy, phải mất gần 2 năm Roza Shanina mới nhập ngũ thành công và được tham gia vào một trường đào tạo nữ xạ thủ đặc biệt của Liên Xô tại ngoại ô Moscow. Ảnh: Roza Shanina và các đồng đội.Cô tốt nghiệp vào tháng 4/1944, ngay khi vừa tròn 20 tuổi. Nhờ khả năng thiện xạ của mình, Roza đã được mời ở lại trường để làm giảng viên. Nhưng với khát vọng chiến đấu sục sôi, Roza vẫn quyết định bước ra tiền tuyến. Cô được phân vào trung đội nữ xạ thủ của Sư đoàn súng trường 184.Chỉ 3 ngày sau khi tham gia mặt trận chống phát xít, Roza đã hạ được kẻ địch đầu tiên, sau suốt 1 giờ kiên nhẫn phục kích. Gần như bị sốc sau lần đầu tiên vấy máu, Roza mau chóng được đồng đội an ủi rằng cô vừa hạ được 1 tên phát xít. Ảnh: Roza Shanina và 2 nữ xạ thủ khác là Alexandra Yekimova và Lidia Vdovina tại Belarus. Một phóng viên chiến trường của Liên Xô khi ấy kể lại rằng Roza chỉ đồng ý chụp ảnh khi có bạn bè mình cùng góp mặt.Tháng 5/1944 - chỉ khoảng một tháng sau khi ra trận, Roza Shanina đã vinh dự trở thành nữ xạ thủ bắn tỉa đầu tiên được trao tặng Huân chương Vinh quang của nhà nước Xô Viết. Cô cũng mau chóng trở nên nổi tiếng với khả năng song sát - hạ 2 kẻ địch liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn. Ảnh: Roza Shanina với khẩu Mosin Nagant huyền thoại.Thành tích hạ địch của Roza mau chóng tăng lên và nhận được sự chú ý của báo chí. Nhiều tờ báo Liên Xô dành cho cô gái 20 tuổi những lời tuyên dương và thậm chí kêu gọi quân dân noi gương Roza Shanina.Ottawa Citizen - một tờ báo nổi tiếng tại Canada - cũng mau chóng đưa tin về nữ xạ thủ xinh đẹp của Hồng quân Liên Xô và đưa tin về chiến tích hạ 5 tên phát xít chỉ trong 1 buổi sáng của cô. Cũng chính tờ báo này đã đặt cho Roza biệt danh "nỗi khiếp sợ vô hình vùng Đông Phổ".Tiếc thay, chiến dịch Đông Phổ - nơi gắn liền với biệt danh của Roza Shanina - lại là điểm cuối trong cuộc đời cống hiến vì tổ quốc của cô. Ngày 27/1/1945 - giữa lúc chiến sự tại Đông Phổ đang diễn ra ác liệt và quân phát xít ngoan cố chống trả với cuộc tấn công của Hồng quân - Roza Shanina hy sinh do trúng đạn khi lấy thân mình che cho một sĩ quan pháo binh đang bị thương. Cô được an táng với đầy đủ nghi thức quân đội bên bờ sông Alle, Kaliningrad.20 năm sau ngày mất của Roza Shanina, vào năm 1965, những trang nhật ký chiến trường của cô được hé lộ. Dù là một chiến sĩ quả cảm và lạc quan, những dòng chữ trong nhật ký của Roza vẫn cho người ta thấy những khát vọng rất đời thường của một cô gái đang trong độ tuổi đẹp nhất cuộc đời - khát vọng được yêu thương và sống trong yên bình.Đặc biệt, những trang nhật ký cuối cùng giữa mưa bom bão đạn của chiến dịch Đông Phổ càng trở nên ám ảnh khi Roza miêu tả lại khung cảnh kinh hoàng của chiến trận khi kẻ thù chống trả quyết liệt. Khi ấy, đại đội của Roza chỉ còn 6/78 người còn sót lại và hỏa lực dữ dội của đối phương khiến cho họ phải trú bên trong những khẩu pháo tự hành. Cơn lạnh và sự mệt mỏi gần như đã đánh gục ý chí của cô, nhưng Roza viết rằng có điều gì đó vẫn thôi thúc cô tiếp tục chiến đấu và thậm chí sẵn sàng cận chiến với kẻ địch.Cuộc đời và sự hy sinh của Roza Shanina khiến nhân dân Liên Xô rất xúc động và biết ơn. Cô mãi mãi đứng trong những tượng đài bất diệt của Hồng quân Liên Xô, của một thế hệ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, không màng gian khổ. Nhiều con đường tại Arkhagelsk, Shangaly và Stroyevskoye được mang tên người nữ anh hùng huyền thoại này.
Mời độc giả xem thêm video: Bảo tàng đồ cũ thời Liên Xô (Nguồn: VTC14)
Nữ xạ thủ Liên Xô Roza Shanina sinh ngày 3/4/1924 trong một gia đình lao động ở thị trấn nhỏ cách Leningrad vài trăm km về phía Đông. Vốn là người hiếu học, sau khi kết thúc bậc tiểu học, Roza vẫn kiên trì đi bộ trên con đường dài 13 km mỗi ngày để đến trường trung học gần nhất tại Bereznik. Tuy nhiên, việc học của cô có nguy cơ bị gián đoạn khi cha mẹ cô từ chối cho con mình theo học phổ thông. Roza - khi ấy 14 tuổi - đã quyết định rời khỏi nhà và đi bộ suốt 50 giờ để đến ga tàu gần nhất, bắt một chuyến tàu đến thành phố Arkhangelsk.
Ở Arkhangelsk, Roza sống cùng người anh trai Fyoder cho đến khi cô được nhận vào trường phổ thông của thành phố và được cấp phòng ký túc xá cũng như một khoản trợ cấp học sinh.
Khi quân phát xít tràn qua biên giới Liên Xô vào mùa hè năm 1941, nền kinh tế đất nước trở nên khó khăn và chế độ giáo dục phổ thông miễn phí không còn được duy trì. Để trang trải sinh hoạt phí và tiếp tục ước mơ trở thành một giáo viên, Roza đã nhận việc tại một trường mẫu giáo địa phương.
Chiến tranh mau chóng lan tới từng thành phố của Liên Xô và chẳng mấy chốc, Arkhangelsk đã nằm trong những đợt oanh kích dữ dội của không lực phát xít Đức. Khi ấy, Roza đã dũng cảm tình nguyện tham gia vào đội phòng không trên nóc nhà của trường mẫu giáo nơi mình làm việc. Tháng 12/1941, một biến cố lớn xảy đến với Roza: anh trai Mikhail của cô ra đi trong cuộc vây hãm Leningrad. Cú sốc khiến cô quyết định lên đường ra trận để trả thù cho cái chết của người anh.
Tuy nhiên, vì chính sách hạn chế phụ nữ tham gia vào tiền tuyến của Liên Xô khi ấy, phải mất gần 2 năm Roza Shanina mới nhập ngũ thành công và được tham gia vào một trường đào tạo nữ xạ thủ đặc biệt của Liên Xô tại ngoại ô Moscow. Ảnh: Roza Shanina và các đồng đội.
Cô tốt nghiệp vào tháng 4/1944, ngay khi vừa tròn 20 tuổi. Nhờ khả năng thiện xạ của mình, Roza đã được mời ở lại trường để làm giảng viên. Nhưng với khát vọng chiến đấu sục sôi, Roza vẫn quyết định bước ra tiền tuyến. Cô được phân vào trung đội nữ xạ thủ của Sư đoàn súng trường 184.
Chỉ 3 ngày sau khi tham gia mặt trận chống phát xít, Roza đã hạ được kẻ địch đầu tiên, sau suốt 1 giờ kiên nhẫn phục kích. Gần như bị sốc sau lần đầu tiên vấy máu, Roza mau chóng được đồng đội an ủi rằng cô vừa hạ được 1 tên phát xít. Ảnh: Roza Shanina và 2 nữ xạ thủ khác là Alexandra Yekimova và Lidia Vdovina tại Belarus. Một phóng viên chiến trường của Liên Xô khi ấy kể lại rằng Roza chỉ đồng ý chụp ảnh khi có bạn bè mình cùng góp mặt.
Tháng 5/1944 - chỉ khoảng một tháng sau khi ra trận, Roza Shanina đã vinh dự trở thành nữ xạ thủ bắn tỉa đầu tiên được trao tặng Huân chương Vinh quang của nhà nước Xô Viết. Cô cũng mau chóng trở nên nổi tiếng với khả năng song sát - hạ 2 kẻ địch liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn. Ảnh: Roza Shanina với khẩu Mosin Nagant huyền thoại.
Thành tích hạ địch của Roza mau chóng tăng lên và nhận được sự chú ý của báo chí. Nhiều tờ báo Liên Xô dành cho cô gái 20 tuổi những lời tuyên dương và thậm chí kêu gọi quân dân noi gương Roza Shanina.
Ottawa Citizen - một tờ báo nổi tiếng tại Canada - cũng mau chóng đưa tin về nữ xạ thủ xinh đẹp của Hồng quân Liên Xô và đưa tin về chiến tích hạ 5 tên phát xít chỉ trong 1 buổi sáng của cô. Cũng chính tờ báo này đã đặt cho Roza biệt danh "nỗi khiếp sợ vô hình vùng Đông Phổ".
Tiếc thay, chiến dịch Đông Phổ - nơi gắn liền với biệt danh của Roza Shanina - lại là điểm cuối trong cuộc đời cống hiến vì tổ quốc của cô. Ngày 27/1/1945 - giữa lúc chiến sự tại Đông Phổ đang diễn ra ác liệt và quân phát xít ngoan cố chống trả với cuộc tấn công của Hồng quân - Roza Shanina hy sinh do trúng đạn khi lấy thân mình che cho một sĩ quan pháo binh đang bị thương. Cô được an táng với đầy đủ nghi thức quân đội bên bờ sông Alle, Kaliningrad.
20 năm sau ngày mất của Roza Shanina, vào năm 1965, những trang nhật ký chiến trường của cô được hé lộ. Dù là một chiến sĩ quả cảm và lạc quan, những dòng chữ trong nhật ký của Roza vẫn cho người ta thấy những khát vọng rất đời thường của một cô gái đang trong độ tuổi đẹp nhất cuộc đời - khát vọng được yêu thương và sống trong yên bình.
Đặc biệt, những trang nhật ký cuối cùng giữa mưa bom bão đạn của chiến dịch Đông Phổ càng trở nên ám ảnh khi Roza miêu tả lại khung cảnh kinh hoàng của chiến trận khi kẻ thù chống trả quyết liệt. Khi ấy, đại đội của Roza chỉ còn 6/78 người còn sót lại và hỏa lực dữ dội của đối phương khiến cho họ phải trú bên trong những khẩu pháo tự hành. Cơn lạnh và sự mệt mỏi gần như đã đánh gục ý chí của cô, nhưng Roza viết rằng có điều gì đó vẫn thôi thúc cô tiếp tục chiến đấu và thậm chí sẵn sàng cận chiến với kẻ địch.
Cuộc đời và sự hy sinh của Roza Shanina khiến nhân dân Liên Xô rất xúc động và biết ơn. Cô mãi mãi đứng trong những tượng đài bất diệt của Hồng quân Liên Xô, của một thế hệ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, không màng gian khổ. Nhiều con đường tại Arkhagelsk, Shangaly và Stroyevskoye được mang tên người nữ anh hùng huyền thoại này.
Mời độc giả xem thêm video: Bảo tàng đồ cũ thời Liên Xô (Nguồn: VTC14)