Bé gái Aung San Suu Kyi chụp hình chung với các thành viên trong gia đình. Cha bà là tướng Aung San, “cha đẻ” của nền độc lập Miến Điện (nay là Myanmar). Ông lãnh đạo người dân đưa đất nước thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh và phát xít Nhật.Năm 15 tuổi, cô gái Aung San Suu Kyi sống cùng với mẹ ở Ấn Độ. Ảnh chụp lúc bà còn ở tuổi thiếu nữ.18 tuổi, “người đàn bà thép” của Myanmar học ở trường Đại học Oxford. Trong thời gian học tại đây, bà đã viết tiểu sử về cha mình bằng tiếng Anh.Vào 1/1/1972, bà Aung San Suu Kyi đã kết hôn với nhà sử học người Anh đồng thời là giảng viên trường Đại học Oxford, Michael Aris.Cô dâu Aung San Suu Kyi mỉm cười rạng rỡ trong ngày cưới.Sau kết hôn, hai người hạnh phúc đón chào 2 con trai, lần lượt tên là Alexander (sinh tháng 4/1973) và Jim (sinh năm 1977).Ảnh: Vợ chồng bà đưa con trai cả về Myanmar thăm mẹ đẻ.Trong khoảng thời gian 15 năm từ 1973-1988, bà Aung San Suu Kyi ở nhà chăm lo cho gia đình nhỏ. Ảnh: Gia đình bà đi chơi cùng với người thân và bạn bè ở Anh.Năm 1988, bước ngoặt xảy ra khi bà quay trở về chăm mẹ đẻ ở Myanmar ốm. Ảnh: Ngày 26/8, bà lần đầu tiên diễn thuyết công khai trước mọi người ở ngôi chùa Shwedagon, Yangon.Lúc đó, đất nước Myanmar đang bị chia rẽ trong một cuộc chiến giữa bên chính quyền quân sự và giới sinh viên, tri thức đấu tranh đòi dân chủ. Trước tình cảnh đó, bà Auang San Suu Kyi quyết định ở lại quê nhà để tham gia đấu tranh vì nền dân chủ cho người dân.Vào năm 1999, chồng bà đã qua đời sau thời gian chống chọi lại căn bệnh ung thư. Trong lúc này, bà Auang San Suu Kyi vẫn ở Myanmar và không thể tới gặp chồng lần cuối bởi bà hiểu rằng, nếu trở về Anh gặp chồng thì bà sẽ không thể quay trở về Myanmar được.Tháng 9/1988, bà chính thức thành lập đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD). Tháng 5/1990, đảng NLD giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhưng chính quyền quân sự không công nhận kết quả và cáo buộc bà gây chia rẽ quân đội. Do đó, bà chịu sự quản thúc tại gia trong vòng 2 năm. Ảnh: Những người ủng hộ tập trung bên ngoài nhà của bà để nghe diễn thuyết năm 1996.Năm 2012, nữ chính khách kiên cường Aung San Suu Kyi sang thăm Mỹ và nhận huân chương vàng – huân chương cao nhất mà chính phủ Mỹ trao tặng cho công dân – nhằm ghi nhận những cống hiến của bà trong cuộc đấu tranh ở Myanmar.
Bé gái Aung San Suu Kyi chụp hình chung với các thành viên trong gia đình. Cha bà là tướng Aung San, “cha đẻ” của nền độc lập Miến Điện (nay là Myanmar). Ông lãnh đạo người dân đưa đất nước thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh và phát xít Nhật.
Năm 15 tuổi, cô gái Aung San Suu Kyi sống cùng với mẹ ở Ấn Độ. Ảnh chụp lúc bà còn ở tuổi thiếu nữ.
18 tuổi, “người đàn bà thép” của Myanmar học ở trường Đại học Oxford. Trong thời gian học tại đây, bà đã viết tiểu sử về cha mình bằng tiếng Anh.
Vào 1/1/1972, bà Aung San Suu Kyi đã kết hôn với nhà sử học người Anh đồng thời là giảng viên trường Đại học Oxford, Michael Aris.
Cô dâu Aung San Suu Kyi mỉm cười rạng rỡ trong ngày cưới.
Sau kết hôn, hai người hạnh phúc đón chào 2 con trai, lần lượt tên là Alexander (sinh tháng 4/1973) và Jim (sinh năm 1977).
Ảnh: Vợ chồng bà đưa con trai cả về Myanmar thăm mẹ đẻ.
Trong khoảng thời gian 15 năm từ 1973-1988, bà Aung San Suu Kyi ở nhà chăm lo cho gia đình nhỏ. Ảnh: Gia đình bà đi chơi cùng với người thân và bạn bè ở Anh.
Năm 1988, bước ngoặt xảy ra khi bà quay trở về chăm mẹ đẻ ở Myanmar ốm. Ảnh: Ngày 26/8, bà lần đầu tiên diễn thuyết công khai trước mọi người ở ngôi chùa Shwedagon, Yangon.
Lúc đó, đất nước Myanmar đang bị chia rẽ trong một cuộc chiến giữa bên chính quyền quân sự và giới sinh viên, tri thức đấu tranh đòi dân chủ. Trước tình cảnh đó, bà Auang San Suu Kyi quyết định ở lại quê nhà để tham gia đấu tranh vì nền dân chủ cho người dân.
Vào năm 1999, chồng bà đã qua đời sau thời gian chống chọi lại căn bệnh ung thư. Trong lúc này, bà Auang San Suu Kyi vẫn ở Myanmar và không thể tới gặp chồng lần cuối bởi bà hiểu rằng, nếu trở về Anh gặp chồng thì bà sẽ không thể quay trở về Myanmar được.
Tháng 9/1988, bà chính thức thành lập đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD). Tháng 5/1990, đảng NLD giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhưng chính quyền quân sự không công nhận kết quả và cáo buộc bà gây chia rẽ quân đội. Do đó, bà chịu sự quản thúc tại gia trong vòng 2 năm. Ảnh: Những người ủng hộ tập trung bên ngoài nhà của bà để nghe diễn thuyết năm 1996.
Năm 2012, nữ chính khách kiên cường Aung San Suu Kyi sang thăm Mỹ và nhận huân chương vàng – huân chương cao nhất mà chính phủ Mỹ trao tặng cho công dân – nhằm ghi nhận những cống hiến của bà trong cuộc đấu tranh ở Myanmar.