Nữ xạ thủ cao tuổi nhất thế giới Chandro Tomar sinh ngày 1/1/1932 tại Shamli, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Theo Al Jazeera, Chandro nhận ra bà có niềm đam mê với bắn súng khi bà 65 tuổi và học bắn súng từ đó. Ảnh: The Hindu.Bà Chandro nhớ lại những ngày cùng cháu gái, Shifali Tomar, đến trường bắn. Shifali chỉ tập luyện nửa vời tại câu lạc bộ súng trường Johri. Ảnh: GN."Đó là vào năm 1999. Cháu gái tôi sợ đến câu lạc bộ súng trường một mình nên đã rủ tôi đi cùng. Tôi đã động viên cháu cố gắng, nhưng cháu không quan tâm đến việc trở thành một xạ thủ xuất sắc. Tôi tình cờ nhặt được một khẩu súng lục và ngắm bắn mục tiêu", Chandro kể lại. Ảnh: Times of India.Đó là lần đầu tiên bà Chandro cầm một khẩu súng lục và bà ấy đã bắn trúng hồng tâm. Ảnh: Yahoo."Khi huấn luyện viên nhìn thấy vậy, ông ấy đã khuyên tôi theo đuổi đam mê của mình", bà Chandro nói tiếp. Ảnh: Al Jazeera.Những ngày sau, bà đợi mọi người, gồm bố và chồng ngủ say, rồi mới rời khỏi nhà và tập bắn súng trên cánh đồng. Bà đã giấu kín niềm đam mê này với gia đình vì sợ họ phản đối. Ảnh: Al Jazeera."Mặc dù ban đầu hàng xóm và người thân thường chế nhạo tôi khi họ nhìn thấy tôi bắn súng, nhưng thành công của tôi đã khiến họ nghĩ khác", bà Chandro chia sẻ. Ảnh: Mint.Được biết, Chandro Tomar đã giành được khoảng 100 đến 150 huy chương khi tham gia các cuộc thi thiện xạ. Đối với bà, đây là môn thể thao bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. Ảnh chụp màn hình."Khi gặp nguy hiểm, chúng tôi có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách nổ súng", bà Chandro từng nói. "Tôi sẽ bắn súng cho đến hơi thở cuối cùng", nữ xạ thủ 89 tuổi khẳng định. Ảnh: Al Jazeera. Mời độc giả xem thêm video: Những người phụ nữ quyền lực nhất năm 2020 (Nguồn video: VTV)
Nữ xạ thủ cao tuổi nhất thế giới Chandro Tomar sinh ngày 1/1/1932 tại Shamli, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Theo Al Jazeera, Chandro nhận ra bà có niềm đam mê với bắn súng khi bà 65 tuổi và học bắn súng từ đó. Ảnh: The Hindu.
Bà Chandro nhớ lại những ngày cùng cháu gái, Shifali Tomar, đến trường bắn. Shifali chỉ tập luyện nửa vời tại câu lạc bộ súng trường Johri. Ảnh: GN.
"Đó là vào năm 1999. Cháu gái tôi sợ đến câu lạc bộ súng trường một mình nên đã rủ tôi đi cùng. Tôi đã động viên cháu cố gắng, nhưng cháu không quan tâm đến việc trở thành một xạ thủ xuất sắc. Tôi tình cờ nhặt được một khẩu súng lục và ngắm bắn mục tiêu", Chandro kể lại. Ảnh: Times of India.
Đó là lần đầu tiên bà Chandro cầm một khẩu súng lục và bà ấy đã bắn trúng hồng tâm. Ảnh: Yahoo.
"Khi huấn luyện viên nhìn thấy vậy, ông ấy đã khuyên tôi theo đuổi đam mê của mình", bà Chandro nói tiếp. Ảnh: Al Jazeera.
Những ngày sau, bà đợi mọi người, gồm bố và chồng ngủ say, rồi mới rời khỏi nhà và tập bắn súng trên cánh đồng. Bà đã giấu kín niềm đam mê này với gia đình vì sợ họ phản đối. Ảnh: Al Jazeera.
"Mặc dù ban đầu hàng xóm và người thân thường chế nhạo tôi khi họ nhìn thấy tôi bắn súng, nhưng thành công của tôi đã khiến họ nghĩ khác", bà Chandro chia sẻ. Ảnh: Mint.
Được biết, Chandro Tomar đã giành được khoảng 100 đến 150 huy chương khi tham gia các cuộc thi thiện xạ. Đối với bà, đây là môn thể thao bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. Ảnh chụp màn hình.
"Khi gặp nguy hiểm, chúng tôi có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách nổ súng", bà Chandro từng nói. "Tôi sẽ bắn súng cho đến hơi thở cuối cùng", nữ xạ thủ 89 tuổi khẳng định. Ảnh: Al Jazeera.
Mời độc giả xem thêm video: Những người phụ nữ quyền lực nhất năm 2020 (Nguồn video: VTV)