Asma al-Assad, tên thời con gái là Asma Akhras, sinh năm 1975 tại London, Anh. Cha bà, Fawaz Akhras, là bác sĩ tim mạch, còn mẹ bà, Sahar Akhras, là một quan chức cấp cao đã về hưu trong Đại sứ quán Syria tại London. Hai người là người Hồi giáo dòng Sunni ở Homs, thành phố nằm gần căn cứ không quân mà Tổng thống Donald Trump chỉ đạo nhắm tên lửa đạn đạo hôm 6/4 vừa qua.Bà Asma, người phụ nữ quyền lực và bí ẩn nhất Syria, sở hữu gương mặt khả ái, cùng phong cách ăn mặc sành điệu. Giới quan sát nhận xét, bà là một phụ nữ hiện đại khác biệt trong thế giới Ả Rập.Asma lớn lên ở West Acton, London, và từng theo học tại trường trung học Twyford Church of England và trường Queen's College London. Năm 1996, bà tốt nghiệp trường King's College với bằng Cử nhân Khoa học Máy tính và Văn học Pháp. Asma thông thạo tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Ả Rập và tiếng Anh.Vì vẫn là công dân Anh, Liên minh châu Âu (EU) không thể áp lệnh cấm nhập cảnh tại nước này với Asma. Tuy nhiên, bà Asma không được phép đến các nước EU khác như với cách thành viên khác trong gia đình Tổng thống Assad kể từ tháng 3/2013.Bà Asma từng làm chuyên gia phân tích kinh tế tại Deutsche Bank Group sau khi ra trường. Năm 1998, bà chuyển sang làm việc cho JP Morgan, ngân hàng đầu tư hàng đầu tại London và New York.Theo tờ Mirror của Anh, bà Asma quen biết ông Assad khi còn là sinh viên, trong một kì nghỉ của gia đình tới Syria. Năm 1994, khi ông Assad đến London để học về y khoa, hai người chính thức hẹn hò.Tháng 7/2000, ông Assad trở thành Tổng thống Syria và tháng 12 năm đó, hai người kết hôn. Thời điểm đó, ông Assad 35 tuổi, hơn vợ 10 tuổi. Theo Telegraph, vì lấy chồng, bà Asma từ bỏ cơ hội nhận bằng MBA của Harvard.Sau 17 năm thành vợ thành chồng, Asma và Assad có với nhau 3 người con, gồm: Con trai đầu lòng Hafez, theo tên ông nội, sinh năm 2001; con gái Zein sinh năm 2003 và con trai út Karim sinh năm 2004.Năm 2011, bà Asma xuất hiện trên tạp chí Vogue trong bài viết của tác giả Joan Juliet Buck có tên “Bông hồng trên sa mạc”. Được biết, cùng tháng, nội chiến nổ ra ở Syria, khiến bài báo trên bị gỡ khỏi trang web của tờ báo danh tiếng.Bài báo trên gây khá nhiều tranh cãi. Tháng 6/2012, tờ New York Times tố, đó là một phần của chiến dịch PR hình ảnh của gia đình Assad. Một tháng sau đó, tác giả Buck tiết lộ, cô viết bài báo trên một cách khiên cưỡng và hợp đồng giữa cô với tạp chí Vogue không được gia hạn sau đó.Bà Asma cũng hứng nhiều chỉ trích sau khi Syria rơi vào nội chiến, vì giữ thái độ im lặng trong lúc người dân chịu nhiều lầm than. Gần một năm sau đó bà mới có thông điệp chính thức gửi tới truyền thông quốc tế. “Ngài Tổng thống là Tổng thống của Syria chứ không phải của một phe nhóm nào, và Đệ nhất phu nhân ủng hộ ông trong vai trò đó”, trích email của bà Asma gửi tờ The Times.Bà Asma hiếm khi xuất hiện nơi công cộng, khiến nhiều tin đồn cho rằng, bà đã rời khỏi thủ đô Syria vào năm 2012. Tuy nhiên, bà liên tục xuất hiện trong các sự kiện công khai vào tháng 3 và tháng 10/2013 khiến mọi đồn đoán đều bị dập tắt.Tháng 10/2016, bà tham dự cuộc phỏng vấn với Russia 24 (Nga). Tại đây, Đệ nhất phu nhân Syria khẳng định, bà có nhiều cơ hội rời khỏi đất nước, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Bà Asma còn tố cáo các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Syria và tuyên bố, chính phương Tây mới là thế lực gây nên thương tổn cho thường dân.Tuy ít xuất hiện trước công chúng, bà Asma có trang Instagram riêng để bày tỏ các quan điểm cá nhân. Chính phủ Syria cũng duy trì một trang tương tự để cập nhật những hình ảnh tích cực về người phụ nữ quyền lực nhất nước.Sau sự kiện Mỹ phóng tên lửa đạn đạo vào căn cứ không quân Syria hồi 6/4, bà Asma đăng bài viết lên trang cá nhân chỉ trích các hành động của mỹ là “giả tạo”, “điên cuồng”.Sau tuyên bố trên, phu nhân Tổng thống Syria bị các nghị sĩ Anh kêu gọi tước bỏ quốc tịch công dân nước này của bà. (Nguồn: Heavy)
Asma al-Assad, tên thời con gái là Asma Akhras, sinh năm 1975 tại London, Anh. Cha bà, Fawaz Akhras, là bác sĩ tim mạch, còn mẹ bà, Sahar Akhras, là một quan chức cấp cao đã về hưu trong Đại sứ quán Syria tại London. Hai người là người Hồi giáo dòng Sunni ở Homs, thành phố nằm gần căn cứ không quân mà Tổng thống Donald Trump chỉ đạo nhắm tên lửa đạn đạo hôm 6/4 vừa qua.
Bà Asma, người phụ nữ quyền lực và bí ẩn nhất Syria, sở hữu gương mặt khả ái, cùng phong cách ăn mặc sành điệu. Giới quan sát nhận xét, bà là một phụ nữ hiện đại khác biệt trong thế giới Ả Rập.
Asma lớn lên ở West Acton, London, và từng theo học tại trường trung học Twyford Church of England và trường Queen's College London. Năm 1996, bà tốt nghiệp trường King's College với bằng Cử nhân Khoa học Máy tính và Văn học Pháp. Asma thông thạo tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Ả Rập và tiếng Anh.
Vì vẫn là công dân Anh, Liên minh châu Âu (EU) không thể áp lệnh cấm nhập cảnh tại nước này với Asma. Tuy nhiên, bà Asma không được phép đến các nước EU khác như với cách thành viên khác trong gia đình Tổng thống Assad kể từ tháng 3/2013.
Bà Asma từng làm chuyên gia phân tích kinh tế tại Deutsche Bank Group sau khi ra trường. Năm 1998, bà chuyển sang làm việc cho JP Morgan, ngân hàng đầu tư hàng đầu tại London và New York.
Theo tờ Mirror của Anh, bà Asma quen biết ông Assad khi còn là sinh viên, trong một kì nghỉ của gia đình tới Syria. Năm 1994, khi ông Assad đến London để học về y khoa, hai người chính thức hẹn hò.
Tháng 7/2000, ông Assad trở thành Tổng thống Syria và tháng 12 năm đó, hai người kết hôn. Thời điểm đó, ông Assad 35 tuổi, hơn vợ 10 tuổi. Theo Telegraph, vì lấy chồng, bà Asma từ bỏ cơ hội nhận bằng MBA của Harvard.
Sau 17 năm thành vợ thành chồng, Asma và Assad có với nhau 3 người con, gồm: Con trai đầu lòng Hafez, theo tên ông nội, sinh năm 2001; con gái Zein sinh năm 2003 và con trai út Karim sinh năm 2004.
Năm 2011, bà Asma xuất hiện trên tạp chí Vogue trong bài viết của tác giả Joan Juliet Buck có tên “Bông hồng trên sa mạc”. Được biết, cùng tháng, nội chiến nổ ra ở Syria, khiến bài báo trên bị gỡ khỏi trang web của tờ báo danh tiếng.
Bài báo trên gây khá nhiều tranh cãi. Tháng 6/2012, tờ New York Times tố, đó là một phần của chiến dịch PR hình ảnh của gia đình Assad. Một tháng sau đó, tác giả Buck tiết lộ, cô viết bài báo trên một cách khiên cưỡng và hợp đồng giữa cô với tạp chí Vogue không được gia hạn sau đó.
Bà Asma cũng hứng nhiều chỉ trích sau khi Syria rơi vào nội chiến, vì giữ thái độ im lặng trong lúc người dân chịu nhiều lầm than. Gần một năm sau đó bà mới có thông điệp chính thức gửi tới truyền thông quốc tế. “Ngài Tổng thống là Tổng thống của Syria chứ không phải của một phe nhóm nào, và Đệ nhất phu nhân ủng hộ ông trong vai trò đó”, trích email của bà Asma gửi tờ The Times.
Bà Asma hiếm khi xuất hiện nơi công cộng, khiến nhiều tin đồn cho rằng, bà đã rời khỏi thủ đô Syria vào năm 2012. Tuy nhiên, bà liên tục xuất hiện trong các sự kiện công khai vào tháng 3 và tháng 10/2013 khiến mọi đồn đoán đều bị dập tắt.
Tháng 10/2016, bà tham dự cuộc phỏng vấn với Russia 24 (Nga). Tại đây, Đệ nhất phu nhân Syria khẳng định, bà có nhiều cơ hội rời khỏi đất nước, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Bà Asma còn tố cáo các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Syria và tuyên bố, chính phương Tây mới là thế lực gây nên thương tổn cho thường dân.
Tuy ít xuất hiện trước công chúng, bà Asma có trang Instagram riêng để bày tỏ các quan điểm cá nhân. Chính phủ Syria cũng duy trì một trang tương tự để cập nhật những hình ảnh tích cực về người phụ nữ quyền lực nhất nước.
Sau sự kiện Mỹ phóng tên lửa đạn đạo vào căn cứ không quân Syria hồi 6/4, bà Asma đăng bài viết lên trang cá nhân chỉ trích các hành động của mỹ là “giả tạo”, “điên cuồng”.
Sau tuyên bố trên, phu nhân Tổng thống Syria bị các nghị sĩ Anh kêu gọi tước bỏ quốc tịch công dân nước này của bà. (Nguồn: Heavy)