Lệnh cấm đánh bắt kéo dài 3 tháng ở biển Bột Hải, Hoàng Hải và Hoa Đông bắt đầu vào ngày 1/6, kéo dài cho đến 1/9. Trước đó, Trung Quốc cũng ngang ngược cấm đánh bắt cả ở Biển Đông bắt đầu từ ngày 16/5. Phạm vi lệnh cấm chiếm tới khoảng 2/3 diện tích Biển Đông.
Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, lệnh cấm năm 2014 có hiệu lực kể từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, kéo dài trong khoảng 2 tháng rưỡi. Tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc neo đậu tại một cảng ngày 31/5/2014 do lệnh cấm đánh bắt cá.Theo thông lệ, trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt, Trung Quốc sẽ điều một số lượng lớn tàu ngư chính, hải giám tăng cường hoạt động trong khu vực Biển Đông để kiểm soát, tịch thu tàu thuyền, trang thiết bị những tàu đánh cá mà Trung Quốc cho là đã vi phạm lệnh cấm đánh cá đơn phương của họ.Lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè tiếp tục được đưa ra giữa lúc tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc có những hành động đơn phương khiêu khích, vi phạm chủ quyền của các nước láng giềng tại 2 vùng biển này.Theo nhiều học giả và chuyên gia phân tích chính trị thế giới, việc đơn phương áp dụng luật đánh bắt cá trên Biển Đông chỉ là 1 trong tổng thể các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông bằng đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra năm 2009. Bản chất của đoạn đường này là muốn thâu tóm chủ quyền đến 80% ở biển Đông.Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: “Âm mưu sâu xa của TQ là muốn hiện thực hóa đường lưỡi bò. Tuy nhiên, khi mà dư luận đang quan ngại về việc đặt giàn khoan, TQ lại tiếp tục áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá cho thấy họ hành động rất phi lý, ngang ngược, nguy hiểm, coi thường luật pháp quốc tế, coi thường dư luận. Họ tuyên bố về mặt ngoại giao thì rất hay nhưng hành động thì hoàn toàn trái ngược.”Tiến sĩ Ian Storey, chuyên gia an ninh khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), nhận định với tờ Thanh Niên: "Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc sẽ càng làm tình hình biển Đông thêm căng thẳng. Có những năm Trung Quốc thực thi lệnh cấm này cứng rắn hơn mức bình thường. Hãy chờ xem Bắc Kinh sẽ làm gì".Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho biết:“Việc cấm đánh bắt cá hàng năm vào mùa vụ cá sinh sản, cá đẻ và cá di cư thì quốc gia nào cũng có kế hoạch, có thời gian và có vùng cấm của mình để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nhưng Trung Quốc năm nào họ cũng cấm không chỉ vùng biển của họ, không chỉ nơi sinh sản di cư cá ở vùng biển của họ mà cấm cả vùng biển Việt Nam và 1 số nước, thì đây là vi phạm chủ quyền nghiêm trọng”.
Lệnh cấm đánh bắt kéo dài 3 tháng ở biển Bột Hải, Hoàng Hải và Hoa Đông bắt đầu vào ngày 1/6, kéo dài cho đến 1/9. Trước đó, Trung Quốc cũng ngang ngược cấm đánh bắt cả ở Biển Đông bắt đầu từ ngày 16/5. Phạm vi lệnh cấm chiếm tới khoảng 2/3 diện tích Biển Đông.
Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, lệnh cấm năm 2014 có hiệu lực kể từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, kéo dài trong khoảng 2 tháng rưỡi. Tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc neo đậu tại một cảng ngày 31/5/2014 do lệnh cấm đánh bắt cá.
Theo thông lệ, trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt, Trung Quốc sẽ điều một số lượng lớn tàu ngư chính, hải giám tăng cường hoạt động trong khu vực Biển Đông để kiểm soát, tịch thu tàu thuyền, trang thiết bị những tàu đánh cá mà Trung Quốc cho là đã vi phạm lệnh cấm đánh cá đơn phương của họ.
Lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè tiếp tục được đưa ra giữa lúc tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc có những hành động đơn phương khiêu khích, vi phạm chủ quyền của các nước láng giềng tại 2 vùng biển này.
Theo nhiều học giả và chuyên gia phân tích chính trị thế giới, việc đơn phương áp dụng luật đánh bắt cá trên Biển Đông chỉ là 1 trong tổng thể các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông bằng đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra năm 2009. Bản chất của đoạn đường này là muốn thâu tóm chủ quyền đến 80% ở biển Đông.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: “Âm mưu sâu xa của TQ là muốn hiện thực hóa đường lưỡi bò. Tuy nhiên, khi mà dư luận đang quan ngại về việc đặt giàn khoan, TQ lại tiếp tục áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá cho thấy họ hành động rất phi lý, ngang ngược, nguy hiểm, coi thường luật pháp quốc tế, coi thường dư luận. Họ tuyên bố về mặt ngoại giao thì rất hay nhưng hành động thì hoàn toàn trái ngược.”
Tiến sĩ Ian Storey, chuyên gia an ninh khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), nhận định với tờ Thanh Niên: "Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc sẽ càng làm tình hình biển Đông thêm căng thẳng. Có những năm Trung Quốc thực thi lệnh cấm này cứng rắn hơn mức bình thường. Hãy chờ xem Bắc Kinh sẽ làm gì".
Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho biết:“Việc cấm đánh bắt cá hàng năm vào mùa vụ cá sinh sản, cá đẻ và cá di cư thì quốc gia nào cũng có kế hoạch, có thời gian và có vùng cấm của mình để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nhưng Trung Quốc năm nào họ cũng cấm không chỉ vùng biển của họ, không chỉ nơi sinh sản di cư cá ở vùng biển của họ mà cấm cả vùng biển Việt Nam và 1 số nước, thì đây là vi phạm chủ quyền nghiêm trọng”.