Nhật Bản đứng đầu trong danh sách quốc gia có người dân sống lâu nhất thế giới. Theo đó, tuổi thọ trung bình của người dân đất nước Mặt trời mọc là 87. Sách Kỷ lục Guinness công nhận, cụ bà Misao Okawa (người Nhật) là người phụ nữ sống lâu nhất thế giới (117 tuổi).Tây Ban Nha đứng thứ hai trong danh sách. Tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 85,1 tuổi.Tại Thụy Sĩ, tất cả mọi người dân được bảo hiểm theo luật định. Tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 85,1.Tuổi thọ trung bình của người dân Singapore cũng ngang bằng với Thụy Sĩ. Một trong những yếu tố giúp người dân nơi đây sống thọ là chính sách trợ cấp y tế cho người dân có thu nhập thấp, giá cả phải chăng, môi trường xanh sạch và an ninh cao. Ngoài ra, GDP của Singapore cũng thuộc hàng cao trên thế giới.Đứng thứ 5 trong danh sách nơi người dân có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới là Italy. Tuổi thọ trung bình của nam giới và nữ giới tương ứng là 80,2 và 85.Pháp đầu tư nhiều vào y tế hơn các nước Châu Âu khác, đó là một phần lý do giúp dân số nước này có tuổi thọ trung bình cao (84,9). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng đánh giá hệ thống chăm sóc sức khỏe của Paris đứng đầu thế giới.Australia: Tuổi thọ trung bình của phụ nữ nước này là 84,6 trong khi của nam giới là 80,5.Hàn Quốc cũng được xếp vào danh sách nơi người dân sống lâu nhất thế giới. Nhờ chất lượng y tế tốt cùng chế độ ăn uống điều độ, sinh hoạt lành mạnh, thái độ lạc quan, người dân xứ kim chi có tuổi thọ trung bình là 84,6.Hệ thống ngành Y tế của Luxembourg được xếp vào nhóm toàn diện nhất thế giới. Năm 2012, tuổi thọ trung bình của phụ nữ nước này rơi vào khoảng 82,2 trong khi nam giới là 76,7. Theo thống kê năm 2015, tuổi thọ trung bình của người dân Luxembourg là 84,1.Người dân Bồ Đào Nha có tuổi thọ trung bình là 84. Đất nước này có hệ thống y tế tuyệt vời. Được biết, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm từ 24 (những năm 1980) xuống 3 (năm 2015) trong 1.000 trường hợp.
Nhật Bản đứng đầu trong danh sách quốc gia có người dân sống lâu nhất thế giới. Theo đó, tuổi thọ trung bình của người dân đất nước Mặt trời mọc là 87. Sách Kỷ lục Guinness công nhận, cụ bà Misao Okawa (người Nhật) là người phụ nữ sống lâu nhất thế giới (117 tuổi).
Tây Ban Nha đứng thứ hai trong danh sách. Tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 85,1 tuổi.
Tại Thụy Sĩ, tất cả mọi người dân được bảo hiểm theo luật định. Tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 85,1.
Tuổi thọ trung bình của người dân Singapore cũng ngang bằng với Thụy Sĩ. Một trong những yếu tố giúp người dân nơi đây sống thọ là chính sách trợ cấp y tế cho người dân có thu nhập thấp, giá cả phải chăng, môi trường xanh sạch và an ninh cao. Ngoài ra, GDP của Singapore cũng thuộc hàng cao trên thế giới.
Đứng thứ 5 trong danh sách nơi người dân có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới là Italy. Tuổi thọ trung bình của nam giới và nữ giới tương ứng là 80,2 và 85.
Pháp đầu tư nhiều vào y tế hơn các nước Châu Âu khác, đó là một phần lý do giúp dân số nước này có tuổi thọ trung bình cao (84,9). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng đánh giá hệ thống chăm sóc sức khỏe của Paris đứng đầu thế giới.
Australia: Tuổi thọ trung bình của phụ nữ nước này là 84,6 trong khi của nam giới là 80,5.
Hàn Quốc cũng được xếp vào danh sách nơi người dân sống lâu nhất thế giới. Nhờ chất lượng y tế tốt cùng chế độ ăn uống điều độ, sinh hoạt lành mạnh, thái độ lạc quan, người dân xứ kim chi có tuổi thọ trung bình là 84,6.
Hệ thống ngành Y tế của Luxembourg được xếp vào nhóm toàn diện nhất thế giới. Năm 2012, tuổi thọ trung bình của phụ nữ nước này rơi vào khoảng 82,2 trong khi nam giới là 76,7. Theo thống kê năm 2015, tuổi thọ trung bình của người dân Luxembourg là 84,1.
Người dân Bồ Đào Nha có tuổi thọ trung bình là 84. Đất nước này có hệ thống y tế tuyệt vời. Được biết, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm từ 24 (những năm 1980) xuống 3 (năm 2015) trong 1.000 trường hợp.