Trùm khủng bố Osama bin Laden, người sáng lập mạng lưới thánh chiến al-Qaeda, từ lâu đã tỏ rõ quan điểm coi nước Mỹ là kẻ thù. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đưa bin Laden vào danh sách 10 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất vì cho rằng y đứng sau các vụ đánh bom sứ quán Mỹ ở châu Phi vào năm 1998.Tuy nhiên, nước Mỹ chỉ thực sự xem Osama bin Laden là kẻ khủng bố nguy hiểm nhất, đồng thời quyết liệt truy bắt ông trùm này từ sau vụ tấn công 11/9/2001.Osama bin Laden xuất hiện trong một video đăng trên mạng không lâu sau vụ tấn công 11/9/2001 để tuyên bố nhận trách nhiệm là người chủ mưu.Bin Laden thực hiện những đoạn video để truyền bá tư tưởng thánh chiến ra thế giới bên ngoài. Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, giới tình báo Mỹ có tin bin Laden đang ở thành phố Kandahar (Afghanistan). Một tháng sau, y được cho là đã chạy đến thủ đô Kabul, rồi chuyển đến ẩn náu ở vùng núi Tora Bora ở miền đông cho đến hết năm 2001. Năm 2002, bin Laden ở ẩn tại căn cứ an toàn ở thị trấn Jalalabad. Năm 2003, tình báo Mỹ cho rằng bin Laden có thể đã đi đến tỉnh Kunar bằng con đường từ bắc Pakistan. Y ở cùng gia đình tại làng Chak Shah Muhammad trong 2 năm, trước khi chuyển đến sống tại khu nhà ở thị trấn Abbottabad, Pakistan, vào năm 2005.Trong khi đó, từ đầu năm 2002, CIA và quân đội Mỹ bắt đầu thẩm vấn những tù nhân là thành viên al-Qaeda tình nghi liên quan đến vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Địa điểm thẩm vấn là nhà tù ở Vịnh Guantanamo hoặc những nhà tù bí mật khác ở nước ngoài. Một số tù nhân khai rằng bin Laden có một người đưa thư thân tín tên Abu Ahmed al-Kuwaiti.Năm 2005, lực lượng an ninh Pakistan bắt một lãnh đạo al-Qaeda cao cấp là Abu Faraj al-Libi. Tình báo Mỹ cho rằng al-Libi là thủ lĩnh vị trí hàng thứ 3 trong mạng lưới al-Qaeda. Sau một khoảng thời gian áp dụng "Kỹ thuật thẩm vấn mở rộng", Libi đã khai nhận nhiều thông tin quan trọng về tổ chức, trong đó có việc người đưa thư của bin Laden giúp chuyển thông điệp của y ra thế giới bên ngoài 2 tháng một lần.Muhammad Mani al-Qahtani, nghi phạm trong vụ tấn công ngày 11/9/2001 mà Mỹ bắt và thẩm vấn tại nhà tù Guantanamo. Y khai từng nhận thông điệp từ bin Laden thông qua người đưa thư al-Kuwaiti. Đến năm 2009, cộng đồng tình báo Mỹ đã lần ra dấu vết hoạt động của người đưa thư cho bin Laden tại Pakistan, nhưng họ chưa thể xác định chính xác nơi ở của đối tượng này. Trong khi đó, cơ quan tình báo của quân đội Pakistan đã nắm thông tin về khu căn cứ tại Abbottabad mà bin Laden đang lẩn trốn.Đến tháng 7/2010, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi những cuộc gọi vệ tinh của người đưa thư al-Kuwaiti đến các lãnh đạo al-Qaeda khác tại thành phố Kohat và Charsada, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở Pakistan. Tình báo Pakistan phát hiện al-Kuwaiti đang lái xe gần thành phố Peshawar. Họ bắt đầu đeo bám sát các dấu vết kể từ đây. Tháng 8/2010, al-Kuwaiti vô tình dẫn đường cho đội điều tra đến khu nhà tại thành phố Abbottabad.Khu nhà ở Abbottabad cách thủ đô Islabamad chỉ 56 km và cách Học viện quân sự Pakistan khoảng 1 km. Khu phức hợp này rất lớn và được canh gác nghiêm ngặt. Do vậy các chuyên gia tình báo cho rằng đây có thể là nơi trú ẩn của "mục tiêu giá trị cao", thậm chí là bin Laden.Tháng 8/2010, giám đốc CIA khi đó là ông Leon Panetta đã trao đổi với Tổng thống Barack Obama và những cố vấn cao cấp về các phát hiện trên. CIA cho rằng Mỹ không nên thông báo với Pakistan về kế hoạch cử quân đội tiêu diệt trùm khủng bố vì lo ngại "họ có thể cản trở kế hoạch, hoặc báo động cho đối tượng".Ngày 14/3/2011, Tổng thống Obama cùng các thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) thảo luận về kế hoạch chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden của Đô đốc Đô đốc William McRaven, lãnh đạo Bộ chỉ huy hỗn hợp các chiến dịch đặc biệt (JSOC). Ông McRaven (ảnh) đề xuất 3 phương án: cử máy bay ném bom B-2, phóng tên lửa hành trình tiêu diệt đối tượng, hoặc cử một nhóm đặc nhiệm Mỹ đến khu ẩn náu của bin Laden. Hai phương án đầu gây lo ngại vì có thể tạo ra nhiều tổn thất khác.Hình ảnh đặc nhiệm Navy SEAL 6 trong chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden được tái hiện trong bộ phim Zero Dark Thirty. Ngày 28/4/2011, các quan chức Mỹ vẫn còn lưỡng lự về việc cử đặc nhiệm hay phóng tên lửa. Một ngày sau, Tổng thống Obama mới quyết định cử đặc nhiệm tiến hành truy sát bin Laden.Ngày 1/5/2011, Nhà Trắng không tiếp đón khách du lịch. Các lãnh đạo cao cấp nhất của Mỹ theo dõi chiến dịch truy sát trùm khủng bố bin Laden từ phòng tình huống gồm Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và nhiều quan chức khác. Ảnh: White House.Ngay sau ngày 1/5/2011, FBI thay đổi thông tin trong truy nã bin Laden, xác nhận trùm khủng bố đã bị tiêu diệt.Đối với những người Mỹ đã mất người thân trong vụ khủng bố 11/9, cái chết của bin Laden là tin tức mà họ mong đợi đã nhiều năm.
Trùm khủng bố Osama bin Laden, người sáng lập mạng lưới thánh chiến al-Qaeda, từ lâu đã tỏ rõ quan điểm coi nước Mỹ là kẻ thù. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đưa bin Laden vào danh sách 10 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất vì cho rằng y đứng sau các vụ đánh bom sứ quán Mỹ ở châu Phi vào năm 1998.
Tuy nhiên, nước Mỹ chỉ thực sự xem Osama bin Laden là kẻ khủng bố nguy hiểm nhất, đồng thời quyết liệt truy bắt ông trùm này từ sau vụ tấn công 11/9/2001.
Osama bin Laden xuất hiện trong một video đăng trên mạng không lâu sau vụ tấn công 11/9/2001 để tuyên bố nhận trách nhiệm là người chủ mưu.
Bin Laden thực hiện những đoạn video để truyền bá tư tưởng thánh chiến ra thế giới bên ngoài. Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, giới tình báo Mỹ có tin bin Laden đang ở thành phố Kandahar (Afghanistan). Một tháng sau, y được cho là đã chạy đến thủ đô Kabul, rồi chuyển đến ẩn náu ở vùng núi Tora Bora ở miền đông cho đến hết năm 2001. Năm 2002, bin Laden ở ẩn tại căn cứ an toàn ở thị trấn Jalalabad. Năm 2003, tình báo Mỹ cho rằng bin Laden có thể đã đi đến tỉnh Kunar bằng con đường từ bắc Pakistan. Y ở cùng gia đình tại làng Chak Shah Muhammad trong 2 năm, trước khi chuyển đến sống tại khu nhà ở thị trấn Abbottabad, Pakistan, vào năm 2005.
Trong khi đó, từ đầu năm 2002, CIA và quân đội Mỹ bắt đầu thẩm vấn những tù nhân là thành viên al-Qaeda tình nghi liên quan đến vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Địa điểm thẩm vấn là nhà tù ở Vịnh Guantanamo hoặc những nhà tù bí mật khác ở nước ngoài. Một số tù nhân khai rằng bin Laden có một người đưa thư thân tín tên Abu Ahmed al-Kuwaiti.
Năm 2005, lực lượng an ninh Pakistan bắt một lãnh đạo al-Qaeda cao cấp là Abu Faraj al-Libi. Tình báo Mỹ cho rằng al-Libi là thủ lĩnh vị trí hàng thứ 3 trong mạng lưới al-Qaeda. Sau một khoảng thời gian áp dụng "Kỹ thuật thẩm vấn mở rộng", Libi đã khai nhận nhiều thông tin quan trọng về tổ chức, trong đó có việc người đưa thư của bin Laden giúp chuyển thông điệp của y ra thế giới bên ngoài 2 tháng một lần.
Muhammad Mani al-Qahtani, nghi phạm trong vụ tấn công ngày 11/9/2001 mà Mỹ bắt và thẩm vấn tại nhà tù Guantanamo. Y khai từng nhận thông điệp từ bin Laden thông qua người đưa thư al-Kuwaiti. Đến năm 2009, cộng đồng tình báo Mỹ đã lần ra dấu vết hoạt động của người đưa thư cho bin Laden tại Pakistan, nhưng họ chưa thể xác định chính xác nơi ở của đối tượng này. Trong khi đó, cơ quan tình báo của quân đội Pakistan đã nắm thông tin về khu căn cứ tại Abbottabad mà bin Laden đang lẩn trốn.
Đến tháng 7/2010, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi những cuộc gọi vệ tinh của người đưa thư al-Kuwaiti đến các lãnh đạo al-Qaeda khác tại thành phố Kohat và Charsada, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở Pakistan. Tình báo Pakistan phát hiện al-Kuwaiti đang lái xe gần thành phố Peshawar. Họ bắt đầu đeo bám sát các dấu vết kể từ đây. Tháng 8/2010, al-Kuwaiti vô tình dẫn đường cho đội điều tra đến khu nhà tại thành phố Abbottabad.
Khu nhà ở Abbottabad cách thủ đô Islabamad chỉ 56 km và cách Học viện quân sự Pakistan khoảng 1 km. Khu phức hợp này rất lớn và được canh gác nghiêm ngặt. Do vậy các chuyên gia tình báo cho rằng đây có thể là nơi trú ẩn của "mục tiêu giá trị cao", thậm chí là bin Laden.
Tháng 8/2010, giám đốc CIA khi đó là ông Leon Panetta đã trao đổi với Tổng thống Barack Obama và những cố vấn cao cấp về các phát hiện trên. CIA cho rằng Mỹ không nên thông báo với Pakistan về kế hoạch cử quân đội tiêu diệt trùm khủng bố vì lo ngại "họ có thể cản trở kế hoạch, hoặc báo động cho đối tượng".
Ngày 14/3/2011, Tổng thống Obama cùng các thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) thảo luận về kế hoạch chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden của Đô đốc Đô đốc William McRaven, lãnh đạo Bộ chỉ huy hỗn hợp các chiến dịch đặc biệt (JSOC). Ông McRaven (ảnh) đề xuất 3 phương án: cử máy bay ném bom B-2, phóng tên lửa hành trình tiêu diệt đối tượng, hoặc cử một nhóm đặc nhiệm Mỹ đến khu ẩn náu của bin Laden. Hai phương án đầu gây lo ngại vì có thể tạo ra nhiều tổn thất khác.
Hình ảnh đặc nhiệm Navy SEAL 6 trong chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden được tái hiện trong bộ phim Zero Dark Thirty. Ngày 28/4/2011, các quan chức Mỹ vẫn còn lưỡng lự về việc cử đặc nhiệm hay phóng tên lửa. Một ngày sau, Tổng thống Obama mới quyết định cử đặc nhiệm tiến hành truy sát bin Laden.
Ngày 1/5/2011, Nhà Trắng không tiếp đón khách du lịch. Các lãnh đạo cao cấp nhất của Mỹ theo dõi chiến dịch truy sát trùm khủng bố bin Laden từ phòng tình huống gồm Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và nhiều quan chức khác. Ảnh: White House.
Ngay sau ngày 1/5/2011, FBI thay đổi thông tin trong truy nã bin Laden, xác nhận trùm khủng bố đã bị tiêu diệt.
Đối với những người Mỹ đã mất người thân trong vụ khủng bố 11/9, cái chết của bin Laden là tin tức mà họ mong đợi đã nhiều năm.