Ngày 12/10/2002, hai vụ đánh bom liên tiếp đã xảy ra ở khu du lịch Kuta trên đảo Bali, Indonesia, cướp đi sinh mạng của 202 người (trong đó có 88 người Australia, 38 người Indonesia, 27 công dân Anh, 7 người Mỹ) và làm 209 người bị thương.Trong hai ngày là 15 và 20/11/2003, thành phố Instanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ liên tục bị rung chuyển bởi bốn vụ đánh bom xe, làm 57 người chết và gần 700 người bị thương.Trong ba ngày từ 1- 3/9/2004, các phần tử khủng bố người Hồi giáo đã cầm giữ hơn 1.100 con tin bên trong Trường số 1 ở thị trấn Beslan, Bắc Ossetia, Liên bang Nga. Thảm kịch này đã khiến cho 385 con tin thiệt mạng, nhiều người bị thương và mất tích.Sáng 7/7/2005, trung tâm London chứng kiến một loạt các vụ đánh bom xe vào giờ cao điểm, với 52 dân thường thiệt mạng trong vụ đánh bom xe đầu tiên. Đây được coi là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Anh trong hàng chục thập kỷ gần đây.Ngày 18/10/2007, hai quả bom đã phát nổ gần đoàn xe hộ tống Thủ tướng Pakistan, Benazir Bhutto, ở Karachi. Bà Bhutto đã thoát nạn trong vụ ám sát này, nhưng 140 người đã chết tại hiện trường và 500 người khác bị thương.Từ ngày 26-29/11/2008, những phần tử khủng bố đã tiến hành 7 vụ tấn công liên tiếp vào các địa điểm đông người ở thành phố Mumbai như nhà ga trung tâm, khách sạn Oberoi và Taj Mahai, làm 195 người thiệt mạng.Hơn 5.000 người ở Nigeria đã chết bởi các cuộc tấn công khủng bố do nhóm Hồi giáo Boko Haram tiến hành trong những năm từ 2009 đến 2014.7 tay súng Taliban đã xả súng xối xả bên trong khuôn viên một ngôi trường thiếu sinh quân ở Peshawar hôm 16/12/2014. Hơn 145 người (trong đó có 132 nam học sinh tuổi từ 8-18) cùng các giáo viên trong trường thiệt mạng trong vụ thảm sát đẫm máu trên.Ngày 23/12/2014, làn sóng bạo loạn đã bùng nổ ở bang Assam, Ấn Độ, sau khi nhóm phiến quân Mặt trận Dân chủ Quốc gia Bodo (NDFB) tấn công các huyện Kokrajhar, Sonitpur và Chirang, cướp đi sinh mạng của hơn 85 người.Rạng sáng ngày 2/4/2015, nhóm khủng bố al-Shabaad tấn công trường Đại học Garissa, đông bắc Kenya, làm tổng cộng 147 người thiệt mạng.
Ngày 12/10/2002, hai vụ đánh bom liên tiếp đã xảy ra ở khu du lịch Kuta trên đảo Bali, Indonesia, cướp đi sinh mạng của 202 người (trong đó có 88 người Australia, 38 người Indonesia, 27 công dân Anh, 7 người Mỹ) và làm 209 người bị thương.
Trong hai ngày là 15 và 20/11/2003, thành phố Instanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ liên tục bị rung chuyển bởi bốn vụ đánh bom xe, làm 57 người chết và gần 700 người bị thương.
Trong ba ngày từ 1- 3/9/2004, các phần tử khủng bố người Hồi giáo đã cầm giữ hơn 1.100 con tin bên trong Trường số 1 ở thị trấn Beslan, Bắc Ossetia, Liên bang Nga. Thảm kịch này đã khiến cho 385 con tin thiệt mạng, nhiều người bị thương và mất tích.
Sáng 7/7/2005, trung tâm London chứng kiến một loạt các vụ đánh bom xe vào giờ cao điểm, với 52 dân thường thiệt mạng trong vụ đánh bom xe đầu tiên. Đây được coi là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Anh trong hàng chục thập kỷ gần đây.
Ngày 18/10/2007, hai quả bom đã phát nổ gần đoàn xe hộ tống Thủ tướng Pakistan, Benazir Bhutto, ở Karachi. Bà Bhutto đã thoát nạn trong vụ ám sát này, nhưng 140 người đã chết tại hiện trường và 500 người khác bị thương.
Từ ngày 26-29/11/2008, những phần tử khủng bố đã tiến hành 7 vụ tấn công liên tiếp vào các địa điểm đông người ở thành phố Mumbai như nhà ga trung tâm, khách sạn Oberoi và Taj Mahai, làm 195 người thiệt mạng.
Hơn 5.000 người ở Nigeria đã chết bởi các cuộc tấn công khủng bố do nhóm Hồi giáo Boko Haram tiến hành trong những năm từ 2009 đến 2014.
7 tay súng Taliban đã xả súng xối xả bên trong khuôn viên một ngôi trường thiếu sinh quân ở Peshawar hôm 16/12/2014. Hơn 145 người (trong đó có 132 nam học sinh tuổi từ 8-18) cùng các giáo viên trong trường thiệt mạng trong vụ thảm sát đẫm máu trên.
Ngày 23/12/2014, làn sóng bạo loạn đã bùng nổ ở bang Assam, Ấn Độ, sau khi nhóm phiến quân Mặt trận Dân chủ Quốc gia Bodo (NDFB) tấn công các huyện Kokrajhar, Sonitpur và Chirang, cướp đi sinh mạng của hơn 85 người.
Rạng sáng ngày 2/4/2015, nhóm khủng bố al-Shabaad tấn công trường Đại học Garissa, đông bắc Kenya, làm tổng cộng 147 người thiệt mạng.