Phế tích của cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân của Mỹ Hanford thời Chiến tranh Lạnh hiện là một trong những khu vực nhiễm phóng xạ nhất thế giới. Cơ sở này từng sản xuất plutonium được dùng trong quả bom hạt nhân từng thả xuống thành phố Nagasaki.Một nhóm mafia Italy cầm đầu được cho là đã trưng dụng một khu vực rộng lớn ở Địa Trung Hải để để làm một bãi chứa chất thải phóng xạ nguy hiểm.Theo nhiều lời đồn đại, các phần tử xã hội đen mafia đã chôn cất nhiều chất nguy hiểm, độc hại xuống đáy biển ở Somali, trong đó được cho là có hơn 600 thùng chứa chất phóng xạ. Tuy nhiên, thông tin này cần được kiểm chứng.Mayak từng là đại bản doanh của nhà máy hạt nhân lớn của Liên Xô trong suốt nhiều thập kỷ. Năm 1957, chừng 100 tấn chất thải phóng xạ đã rò rỉ ra bên ngoài trong một sự cố. Tuy nhiên, mãi tới năm 1980, vụ việc này mới được công bố. Hơn 400.000 người được cho là đã phơi nhiễm với chất phóng xạ rò rỉ đó.Nhà máy điện Sellafield, Anh Quốc. Trong quá khứ, nhà máy điện này từng là cơ sở sản xuất chất Plutonium để phục vụ cho công tác chế tạo bom hạt nhân. Giờ đây, khoảng 2/3 các tòa nhà xung quanh nhà máy này bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao.Tổ hợp hóa chất Siberia, Liên bang Nga. Siberia là địa điểm đặt trụ sở của một trong những cơ sở hóa chất lớn nhất trên thế giới. Nhà máy tổ hợp hóa chất Siberia mỗi năm sản xuất chừng 125.000 tấn chất thải rắn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường xung quanh.Cơ sở Polygon, Semipalatinsk, Kazakhstan từng là một khu vực sản xuất là nơi thực hiện các vụ thử nghiệm hạt nhân thời Liên Xô. Chừng 200.000 người đang chịu những hậu quả gây ra bởi bức xạ của những vụ thử nghiệm đó.Tổ hợp hóa chất và khai thác mỏ Zapadnyi, Kyrgzstan. Khu vực này được coi là một trong những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới. Các bức xạ ở đây không phải do các quả bom hạt nhân mà là do hoạt động khai thác uranium.Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine hiện là khu vực có mức độ phóng xạ khá cao và gây nguy hiểm cho con người. Các bức xạ ở khu vực này đã ảnh hưởng tới 6 triệu người chưa kể những hệ quả khác trong tương lai.Thảm họa kép động đất-sóng thần ở Nhật Bản là nguyên nhân dẫn tới sự cố rò rỉ các chất phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Nồng độ phóng xạ ở quanh khu vực nhà máy này hiện còn ở mức nguy hiểm.
Phế tích của cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân của Mỹ Hanford thời Chiến tranh Lạnh hiện là một trong những khu vực nhiễm phóng xạ nhất thế giới. Cơ sở này từng sản xuất plutonium được dùng trong quả bom hạt nhân từng thả xuống thành phố Nagasaki.
Một nhóm mafia Italy cầm đầu được cho là đã trưng dụng một khu vực rộng lớn ở Địa Trung Hải để để làm một bãi chứa chất thải phóng xạ nguy hiểm.
Theo nhiều lời đồn đại, các phần tử xã hội đen mafia đã chôn cất nhiều chất nguy hiểm, độc hại xuống đáy biển ở Somali, trong đó được cho là có hơn 600 thùng chứa chất phóng xạ. Tuy nhiên, thông tin này cần được kiểm chứng.
Mayak từng là đại bản doanh của nhà máy hạt nhân lớn của Liên Xô trong suốt nhiều thập kỷ. Năm 1957, chừng 100 tấn chất thải phóng xạ đã rò rỉ ra bên ngoài trong một sự cố. Tuy nhiên, mãi tới năm 1980, vụ việc này mới được công bố. Hơn 400.000 người được cho là đã phơi nhiễm với chất phóng xạ rò rỉ đó.
Nhà máy điện Sellafield, Anh Quốc. Trong quá khứ, nhà máy điện này từng là cơ sở sản xuất chất Plutonium để phục vụ cho công tác chế tạo bom hạt nhân. Giờ đây, khoảng 2/3 các tòa nhà xung quanh nhà máy này bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao.
Tổ hợp hóa chất Siberia, Liên bang Nga. Siberia là địa điểm đặt trụ sở của một trong những cơ sở hóa chất lớn nhất trên thế giới. Nhà máy tổ hợp hóa chất Siberia mỗi năm sản xuất chừng 125.000 tấn chất thải rắn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường xung quanh.
Cơ sở Polygon, Semipalatinsk, Kazakhstan từng là một khu vực sản xuất là nơi thực hiện các vụ thử nghiệm hạt nhân thời Liên Xô. Chừng 200.000 người đang chịu những hậu quả gây ra bởi bức xạ của những vụ thử nghiệm đó.
Tổ hợp hóa chất và khai thác mỏ Zapadnyi, Kyrgzstan. Khu vực này được coi là một trong những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới. Các bức xạ ở đây không phải do các quả bom hạt nhân mà là do hoạt động khai thác uranium.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine hiện là khu vực có mức độ phóng xạ khá cao và gây nguy hiểm cho con người. Các bức xạ ở khu vực này đã ảnh hưởng tới 6 triệu người chưa kể những hệ quả khác trong tương lai.
Thảm họa kép động đất-sóng thần ở Nhật Bản là nguyên nhân dẫn tới sự cố rò rỉ các chất phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Nồng độ phóng xạ ở quanh khu vực nhà máy này hiện còn ở mức nguy hiểm.